"Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp để THÚC DỤC ta "đứng lên đi"?"
Người ra đề (và hiển nhiên có cả bộ phận kiểm tra đề), không thể nói là vô ý viết sai chính tả từ THÚC GIỤC thành THÚC DỤC. Chính tả, trong chương trình của ông Thuyết, chỉ cần học lớp Ba là xong, còn lại học các loại Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp cấu trúc, Ngữ pháp chức năng, Ngữ dụng học, Phong cách học... như một nhà ngôn ngữ học uyên bác. Uyên bác vậy mà sai chính tả là vô lý.
Có thể những người làm đề có lý khi viết ra từ THÚC DỤC. Thúc dục đồng nghĩa với KÍCH DỤC. Dùng từ ấy, chỉ có thể hiểu như sau:
Khổ thơ thứ hai, hình tượng "mùa để hái" cũng là "mùa yêu thương". Không phải là sự yêu thương mang giá trị tinh thần trừu tượng mà yêu bằng quan hệ xác thịt để sinh nở. "Những yêu thương sai quả nở trên cành" là một ẩn dụ nói về kết quả của hoạt động tính dục. Nôm na là trai làm cho gái có bầu. "Mùa mơ non" là mùa gái tơ động dục. "Đứng lên đi", "cứ bước" có nghĩa sau hoạt động kích dục, cả trai gái đều cùng nhau động dục để sinh năm đẻ bảy. Giống như động vật ở mùa động dục vậy! Luật cấm tảo hôn nhưng không cấm các cô cậu học trò quan hệ tình dục trước tuổi.
Cảnh ngụ tình. Nếu nói "tức cảnh sinh tình" cũng được. Nhưng là tức cảnh kiểu thằng Xuân Tóc Đỏ nhìn cái sân quần của bà Phó Đoan treo lủng lẳng các loại sì líp, đến con chó con mèo cũng động dục mà nhà Phân tâm học Đóc tờ Trực Ngôn phải thán phục giáo sư, đóc tờ Xuân. Câu hỏi dùng từ THÚC DỤC, chẳng phải định hướng cho bọn trẻ đọc hiểu nghĩa của văn bản như vậy sao?
Hoan hô các nhà cách dục (cải cách giáo dục). Hoan hô Sở Tạo dục (giáo dục và đào tạo) Nghệ An. Cải cách mạnh mẽ, quyết liệt bằng trải nghiệm thực tế. Cho trẻ em đọc hiểu văn bản như là uống thuốc kích dục vậy!
Chu Mộng Long
-------
Đề thi chia sẻ từ thầy Phan Thế Hoài.
Người ra đề (và hiển nhiên có cả bộ phận kiểm tra đề), không thể nói là vô ý viết sai chính tả từ THÚC GIỤC thành THÚC DỤC. Chính tả, trong chương trình của ông Thuyết, chỉ cần học lớp Ba là xong, còn lại học các loại Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp cấu trúc, Ngữ pháp chức năng, Ngữ dụng học, Phong cách học... như một nhà ngôn ngữ học uyên bác. Uyên bác vậy mà sai chính tả là vô lý.
Có thể những người làm đề có lý khi viết ra từ THÚC DỤC. Thúc dục đồng nghĩa với KÍCH DỤC. Dùng từ ấy, chỉ có thể hiểu như sau:
Khổ thơ thứ hai, hình tượng "mùa để hái" cũng là "mùa yêu thương". Không phải là sự yêu thương mang giá trị tinh thần trừu tượng mà yêu bằng quan hệ xác thịt để sinh nở. "Những yêu thương sai quả nở trên cành" là một ẩn dụ nói về kết quả của hoạt động tính dục. Nôm na là trai làm cho gái có bầu. "Mùa mơ non" là mùa gái tơ động dục. "Đứng lên đi", "cứ bước" có nghĩa sau hoạt động kích dục, cả trai gái đều cùng nhau động dục để sinh năm đẻ bảy. Giống như động vật ở mùa động dục vậy! Luật cấm tảo hôn nhưng không cấm các cô cậu học trò quan hệ tình dục trước tuổi.
Cảnh ngụ tình. Nếu nói "tức cảnh sinh tình" cũng được. Nhưng là tức cảnh kiểu thằng Xuân Tóc Đỏ nhìn cái sân quần của bà Phó Đoan treo lủng lẳng các loại sì líp, đến con chó con mèo cũng động dục mà nhà Phân tâm học Đóc tờ Trực Ngôn phải thán phục giáo sư, đóc tờ Xuân. Câu hỏi dùng từ THÚC DỤC, chẳng phải định hướng cho bọn trẻ đọc hiểu nghĩa của văn bản như vậy sao?
Hoan hô các nhà cách dục (cải cách giáo dục). Hoan hô Sở Tạo dục (giáo dục và đào tạo) Nghệ An. Cải cách mạnh mẽ, quyết liệt bằng trải nghiệm thực tế. Cho trẻ em đọc hiểu văn bản như là uống thuốc kích dục vậy!
Chu Mộng Long
-------
Đề thi chia sẻ từ thầy Phan Thế Hoài.
Nguồn:
https://www.facebook.com/Chumonglong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét