Lần nầy, xuất bản tập thơ thứ 12, nhà thơ Vạn Lộc lấy tựa đề “Thì Thầm Với Cỏ” là tựa đề của một bài thơ mà bà vừa ý. Trong bài thơ ấy bà viết “Với cỏ ta chỉ biêt thì thầm/ Như muôn đời cỏ thì thầm với gió” hay là “Cũng như thế một mai ta về làm cỏ/Sẽ hồn nhiên xanh xanh đến vô tư/Tự rút ruột mình để mình xanh biếc/Rồi bâng quơ hát khúc sa mù”.
Vậy cỏ với Vạn Lộc không phải là loài thực vật tầm thường mọc dại dưới bước chân đi, mà cỏ là một loài cây tri kỷ với trời đất, với không gian với thời gian và với con người. Cỏ thì thầm với càn khôn vũ trụ và nhà thơ Vạn Lộc hạnh phúc biết bao khi lại thì thầm với cỏ một cách “Miên man xanh dưới trời xanh bất tận” để mỗi bài thơ của bà đẹp biết bao, đẹp như “Chợt bay lên chấm trắng một cánh cò” trên cánh đồng cỏ xanh mơn mởn ấy.
Vậy cỏ với Vạn Lộc không phải là loài thực vật tầm thường mọc dại dưới bước chân đi, mà cỏ là một loài cây tri kỷ với trời đất, với không gian với thời gian và với con người. Cỏ thì thầm với càn khôn vũ trụ và nhà thơ Vạn Lộc hạnh phúc biết bao khi lại thì thầm với cỏ một cách “Miên man xanh dưới trời xanh bất tận” để mỗi bài thơ của bà đẹp biết bao, đẹp như “Chợt bay lên chấm trắng một cánh cò” trên cánh đồng cỏ xanh mơn mởn ấy.
Tập thơ “Thì Thầm Với Cỏ” Vạn Lộc hầu như viết cho tình yêu, không phải là thứ tình yêu nam nữ bình thường mà là thứ tình yêu cao thượng hơn, cho quê hương, cho gia đình và cho con người. Tình yêu đó rất cao quý với đời, nhưng khi thành thơ thì nó khó hay vì nó khô khan hơn tình yêu nam nữ. Thế nhưng chỉ cần đọc tựa đề “Thì Thầm Với Cỏ”, ta cảm nhận ngay nó không khô khan. Không khô khan vì cụm từ “Thì Thầm Với Cỏ” ẩn chứa những biểu tượng đẹp giữa thiên nhiên và giữa cuộc đời. Điều đó cho ta niềm tin để bước vào, đi tiếp trong vườn thơ Vạn Lộc, để nghe tiếng thì thầm với cỏ mà thi nhân đã tự nhận “Giống như gió thoảng qua hồn lá”, “La lả bay dịu vợi đến nao lòng”.
Nhà thơ Vạn Lộc xuất thân là một thôn nữ, bà sinh ra và lớn lên ở làng Đông Yên, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thơ bà rất nặng tình với quê nhà, bởi bà quan niệm “Đất quê là bến là bờ/ Từng cơn gió cũng vào thơ dịu dàng”. Từ đó thơ Vạn Lộc viết cho kỷ niệm trên đất thời thanh xuân không khác chi hương đồng cỏ nội, thổi vào lòng người hơi mát của dòng sông, của lũy tre của cánh đồng bát ngát và của tâm hồn chất phát đơn sơ:
Ngọn nguồn từ suối từ kheAn lành đất Mẹ chở che một đờiThu Bồn mãi miết dòng trôiDuy Xuyên lúa mượt hát lời gió thơm…Cỏ cây xanh những tiếng chàoHình cha bóng mẹ lẫn vào bóng quê.(Quê Hương Và Mùa Xuân)
Lấy ý thơ quê hương đón chào ta về thì nhà thơ nào cũng viết được, nhưng lấy tứ thơ tiếng chào của quê hương xanh trong cỏ cây, hay lấy tứ thơ hình cha bóng mẹ lẩn khuất trong màu xanh đó, thì chỉ có Vạn Lộc mới viết mà thôi.
Với hai tứ thơ trên, đủ cho ta hiểu thơ Vạn Lộc như ngọn gió nhẹ nhàng, nhưng lắng đọng trong thơ thi vị của một miền quê hương yêu dấu: Duy Xuyên Quảng Nam.
Vạn Lộc còn bày tỏ tình yêu quê hương bằng những tự nguyện đơn sơ nhưng tuyệt vời ý nghĩa. Nhà thơ không làm chim, không làm mây để bay về quê, không thề thốt chết cho quê hương mà chỉ nhận làm một đóa hoa bên đường, làm ngọn gió, làm cánh cò bay lên bầu trời bát ngát:
Với hai tứ thơ trên, đủ cho ta hiểu thơ Vạn Lộc như ngọn gió nhẹ nhàng, nhưng lắng đọng trong thơ thi vị của một miền quê hương yêu dấu: Duy Xuyên Quảng Nam.
Vạn Lộc còn bày tỏ tình yêu quê hương bằng những tự nguyện đơn sơ nhưng tuyệt vời ý nghĩa. Nhà thơ không làm chim, không làm mây để bay về quê, không thề thốt chết cho quê hương mà chỉ nhận làm một đóa hoa bên đường, làm ngọn gió, làm cánh cò bay lên bầu trời bát ngát:
Nếu mỗi người là bông hoa nhỏTôi xin vàng lối cúc đường quê”,…Nếu là gió tôi làm nồm hạRu mát ban trưa buổi nắng hồngTôi sẽ vẫy những bàn tay láChao cánh cò bát ngát trên sông.(Ơi Quê Ơi)
Xuất thân từ nông thôn, ra thị thành để mưu sinh, lấy chồng xứ Huế xa xôi, cuộc đời Vạn Lộc trải qua nhiều biến cố và gian truân nhưng tâm hồn thơ của bà luôn luôn là “Vẩn chung một mãnh trăng gầy/Yêu thương cứ thế đổ đầy hồn tôi”:
Con đường tuổi thơ Duy XuyênHồn tôi xanh với bãi cồn dâu xanhXa quê ra chốn thị thànhRuổi rong phố xá, loanh quanh sông HànChợ Cồn vai gánh nách mangVẫn thương cố thổ bạc bàng trăng quêHương cần ơi, theo chồng vềCon đường xa ngái, sơn khê chập chùngSông Bồ, Sông Thủy, sông chungSóng níu gió để ngập ngừng bước chânBa quê mấy chặng đường xuânBa con sông vẫn trong ngần nước mây(Những Con Đường – Những Dòng Sông)
Đọc bài thơ nầy để ta hiểu tiểu sử một đời Vạn Lộc, và câu thơ “ba con sông vẫn trong ngần nước mây” nói lên được nhân cách một con người thơ đầy tình yêu cao thượng. Dầu qua ba con sông hay nhiều hơn nữa thì nhân cách ấy vẫn “trong ngần nước mây” trong tâm hồn lãng mạn.
Trong “Thì Thầm Với Cỏ” Vạn Lộc viết nhiều về những địa danh đất Quảng, nơi chứa nhiều kỷ niệm trong dòng sông ký ức của thi nhân. Kỷ niệm thành thơ và thơ tràn cảm xúc như sóng gợn trường giang là đặc tính của Vạn Lộc trong tập thơ nầy. Trong tập thơ nầy, Quảng Nam, Đà Nẵng, Duy Xuyên, Duy Trinh, Quế Sơn, Quế Lộc, Thu Bồn, Ô Gia… thân thương như hình cha bóng mẹ, bài thơ nào cũng tha thiết trong lòng, nhớ thương da diết với tiếng thơ thì thầm, mến yêu, âu yêm.
Ta biết đời Vạn Lộc đã qua ba vùng đất của ba con sông, con sông nào cũng “Trong ngần nước mây”. Nhà thơ đã viết nhiều về vùng đất của hai con sông quê hương, bà không quên viết cho vùng đất của con sông thứ ba và viết cho con người của con sông đó, con người mà nhà thơ đã kết tóc xe tơ, 60 năm chia bùi xẻ ngọt bên nhau:
Trong “Thì Thầm Với Cỏ” Vạn Lộc viết nhiều về những địa danh đất Quảng, nơi chứa nhiều kỷ niệm trong dòng sông ký ức của thi nhân. Kỷ niệm thành thơ và thơ tràn cảm xúc như sóng gợn trường giang là đặc tính của Vạn Lộc trong tập thơ nầy. Trong tập thơ nầy, Quảng Nam, Đà Nẵng, Duy Xuyên, Duy Trinh, Quế Sơn, Quế Lộc, Thu Bồn, Ô Gia… thân thương như hình cha bóng mẹ, bài thơ nào cũng tha thiết trong lòng, nhớ thương da diết với tiếng thơ thì thầm, mến yêu, âu yêm.
Ta biết đời Vạn Lộc đã qua ba vùng đất của ba con sông, con sông nào cũng “Trong ngần nước mây”. Nhà thơ đã viết nhiều về vùng đất của hai con sông quê hương, bà không quên viết cho vùng đất của con sông thứ ba và viết cho con người của con sông đó, con người mà nhà thơ đã kết tóc xe tơ, 60 năm chia bùi xẻ ngọt bên nhau:
Em về với Huế thời xanhVới đồng, với bãi quê anh sông hồ…Có mây cổ tích bắc cầuGót hài thêu đỏ, che đầu lộng xanhEm về làm dâu quê anhHuế thành máu thịt em thành ca dao.(Em Và Ca Dao)
Cuộc tình Vạn Lộc hạnh phúc đến đâu ta không biết được, nhưng những câu thơ của Vạn Lộc làm hiển hiện một khung trời cổ tích huy hoàng. Câu thơ “Có mây cổ tích bắc cầu/ Có hài thêu đỏ, che đầu lộng xanh” đẹp đến ngất ngây những hình ảnh xa xưa lồng lộng sắc màu. Câu thơ “Huế thành máu thịt em thành ca dao” hóa hình nhà thơ thành bức tranh thể hiện nền văn hóa dân gian xứ Huế, xứ cung đình đầy mộng mơ.
Vạn Lộc yêu chồng yêu Huế, nhà thơ tả Huế, ẩn dụ con người Huế vào thơ thật là thâm thúy:
Ai cũng nói Huế trầm mặcĐìu hiu chiều tím ngàn sôngƠ mà có ai hiểu sóngDào lên ướt bến ướt bờÂm thầm dội lên tiếng vọngMuôn đời cứ thế thành thơ.(Huế Là Thơ)
Đối với mọi người văn nghệ sĩ, quả đúng “mẹ là dòng suối dịu hiền/ Mẹ là bài hát thần tiên” để họ đem thiên tài của mình ra đặt nhạc, ca hát, làm thơ tôn vinh mẹ mình. Đối với nhà thơ Vạn Lộc, mẹ của nhà thơ không chỉ là người “gánh mưa gánh nắng” mà bà còn tặng mẹ một ý thơ trác tuyệt: mẹ của bà là một “Miền thơ của gió”:
Một đời mẹ tảo tầnGánh mưa và gánh nắng…Ôi Duy Trinh, Duy XuyênƠi! Miền thơ của gióThơm thơm từng ngọn cỏXanh muôn chiều Đông Yên(Miền Thơ Của Gió)
Mẹ trong thơ Vạn Lộc không chỉ mang hình ảnh quê hương mà còn mang cả “nguồn trong sáng vô biên” của thi ca, nghĩa là mẹ còn là điệu hò, còn là bài hát, còn là câu ca dao hay những áng văn thơ đã thành cảo thơm lưu truyền hậu thế.
Nhà thơ Vạn Lộc bày tỏ tình yêu thương với con cháu của mình cũng bằng những ý thơ và tứ thơ khác lạ. Nhà thơ dùng chữ như dùng một chiếc đủa thần hóa hình nỗi nhớ chất đầy trong ngôi nhà trống vắng bay vào mênh mông, tràn ra nhiều hướng:
Các con đi xaNhà mênh mông một mình mẹMẹ một mìnhVới trông vắng mênh môngTrái tim mẹĐập về nhiều hướngTìm các conXa xót phía nhà mình(Khúc Hát Yêu Thương)
Chỉ mấy câu thơ “Trái tim mẹ/ Đập về nhiều hướng/ Tìm các con/Xa xót phía nhà mình” đã bộc lộ trọn vẹn hoàn cảnh, khung cảnh, tâm tư và bày tỏ nỗi cô đơn cũng như tình yêu mênh mông của mẹ dành cho con mình. Phải nói rằng người viết bài nầy không đủ trình độ để diễn đạt sự thâm thúy văn chương trong 4 câu thơ ngắn nầy.
Đối với nhiều nhà thơ, càng già thơ càng bớt hay, nhưng nhà thơ Vạn Lộc thì khác. Ở tuổi thất thập trở lên, mỗi ngày thơ bà thêm mượt mà sâu nhiệm trong hương tình yêu cuộc đời cao quý, trong hương thiền nhẹ nhàng thanh khiết. Trước những biến động bãi bể nương dâu trên quê hương, Vạn Lộc không u sầu trong hoài niệm như bao nhà thơ khác, bà vẫn nhìn quê hương bằng đôi mắt lạc quan, bởi tình yêu quê hương trong lòng bà là “nguyên vẹn” nên mọi thay đổi không làm cho tình yêu ấy kém đi:
Thu Bồn đã xôn xao sóngĐã thôi bịn rịn chuyến đòTrưa hè bầy chim chao võngGiấc mơ thơm ngát tuổi thơQuê nhà vẫn quê nhà ấyVẹn nguyên thương nhớ lòng mìnhNhúm nhau đã cật đã ruộtMột đời máu thịt Duy Trinh(Về Phía Mùa Xuân)
Tình yêu cúa Vạn Lộc là thứ tình yêu “nghìn trùng là mãi mãi”, nghĩa là thủy chung trong thời gian vô hạn định. Không chỉ tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ của Vạn Lộc cũng luôn nghìn trùng là mãi mãi. Nhà thơ dùng cụm từ “Nghìn Trùng Là Mãi Mãi” để chỉ lòng chung thủy của mình. Cụm từ ấy vừa mới vừa hay, hay hơn nhiều câu thơ thề thốt không uống canh Mạnh Bà khi qua cầu Nại Hà để kiếp sau còn nhớ tìm nhau:
Ôi khoảng trời thương nhớTrong ký ức vợi xanhNhững hoàng hôn mây trắngThuở hoa còn liền cành…Nếu anh là con sóngXin ru em mỗi chiềuNếu tình anh là gióHãy thì thầm lời yêu…Chung vầng trăng thương nhớChung mây trắng trời xanhMà nghìn trùng cách biệtMãi mãi em không anh(Nghìn Trùng Là Mãi Mãi)
Dầu ông trời bắt buộc “Mãi mãi em không anh” nhưng tình chúng ta đã “chung vầng trăng”, “chung mây trắng” nên tình chúng ta sẽ “Nghìn trùng là mãi mãi”. Đây là một bài thơ cấu ý cấu từ làm cho bài thơ mênh mông xa vắng và thâm thúy tuyệt vời.
Ở độ tuổi tám mươi, thơ người già của Vạn Lộc có thứ hương thiền thanh thoát, tứ đơn sơ, ý nhẹ nhàng, từ dễ hiểu nhưng thấm thía vào lòng như tiếng chuông chùa nhẹ bay trong gió, thoảng vào tai người âm thanh quyến luyến dịu êm:
Mơ trăng ngồi dưới cội đaThuở xưa thương nhớ hằng nga đi vềNgồi đây nhặt lá bồ đềChỉ mong một nẻo cần kề thiền môn…Hoa mai đã sẵn đường xuânChờ mai buông lá tần ngần sắc hoaNgõ chiều cũng sắp bóng tàCõi trần buông hết yên ba rồi về.(Buông)
Nhiều người yêu mến, ái mộ Vạn Lộc bởi Vạn Lộc “Vẫn Mãi Là Mùa Xuân” dầu tuổi cao đến đâu. Mùa xuân của Vạn Lộc không phải là thứ mùa xuân huy hoàng chim ca hoa nở mà là mùa xuân của tự tại thong dong, mùa xuân của mây bay, trời xanh, nắng tràn tâm hồn thơ và từ tâm cho ta, cho người:
Ta về nép bóng cội nguồnNghe trăm năm tuổi đã gần đấu đâyTrời thì xanh hồn thì mâyThêm mưa thêm nắng có đầy trăm năm…Mỗi chiều trôi qua bình thườngChim thong thả tiếng chẳng vương vấn gìĐã ngoài sinh tử biệt lyThì đâu còn có điều chi để buồnThiên thu là bóng như khôngHồn ta mãi mãi cánh đồng mùa xuân(Vẫn Mãi Là Mùa Xuân)
Đọc bài thơ nây ta hiểu được vì sao Vạn Lộc ở tuổi bát thập niên mà vẫn xuất bản thơ ra liên tục, tập sau hay hơn tập trước, đặc biệt tập thơ “Hái Mùa Đông Vạt Nắng” sức sống ngọt lịm, niềm vui dâng trào nói lên được mùa xuân ấm áp có luôn trong lòng tác giả.
Tập thơ “Thì Thầm Với Cỏ” của nhà thơ Vạn Lộc có gần 70 bài thơ với rất nhiều chủ đề, như là sự trải lòng của tác giả ở tuổi cao. Thủ thật đọc tập thơ nầy, Châu Thạch tôi có thể bình hay rất nhiều những bài thơ trong ấy. Không phải tôi tự cao, nhưng bình hay là vì thơ Vạn Lộc bài nào cũng hay, tiềm tàng những ý thơ sâu lắng ngọt ngào trong những vần thơ vô cùng bình dị.
Thơ như hoa mà ý thơ như nhụy, hương thơm tỏa ra từ nhụy. Thơ Vạn Lộc như hoa còn phong nhụy, hương thơm bay ra không ngào ngạt, nhưng tỏa đầy trong vạc nắng mùa xuân. Tôi nhớ hai câu thơ “Em là hoa còn anh là cỏ/Hoa đẹp cho đời cỏ giữ mãi màu xanh”. Đọc tập thơ “Thì Thầm Với Cỏ” của Vạn Lộc, là chúng ta trò chuyện với cả thiên nhiên, vì cỏ vạn niên thì thầm với trời đất, và Vạn Lộc thì thầm với cỏ rồi kể lại cho ta nghe bằng những vầng thơ như những tơ trời trong trẻo vô biên, quyến luyến đi vào lòng ta, êm dịu như sự êm đềm của cỏ nếu ta chịu lắng nghe thơ Vạn Lộc để thì thầm với nó.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét