CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

NGHĨ VỘI: CHÚNG TA THẤY GÌ TỪ HIỆN TƯỢNG THẦY THÍCH MINH TUỆ - Lê Nguyễn


      
Sau mấy tháng dư luận dậy sóng, cho đến nay, hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ vẫn tiếp tục lôi cuốn sự quan tâm của người dân cả nước, mang lại cho chúng ta nhiều cảm nghĩ khác nhau, vui có, buồn có, tích cực có, tiêu cực có, song nhìn chung, đó là những bài học kinh nghiệm quý giá giúp ta rèn luyện bản thân, sống tốt hơn, trong đời sống xã hội cũng như đời sống gia đình.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

NGÀY MỖI NGÀY MỘT MỚI – Trần Vấn Lệ



Ngày, mỗi ngày một mới...biết thế, nghĩ thế, vui!  Người đi theo đường trời.  Ngày là cọc cây số?
 
Người đi qua gian khổ rồi sẽ có vẻ vang?  Hay người vẫn cứ gian nan... đừng vội vàng chán nản?
 
Học trò thật xứng đáng nghe những lời của Thầy.  Thầy thì như khói mây... những ngày xưa đã mất!
 
Nhiều khi tôi buồn thật!  Nhớ trường, lớp vô cùng!  Buông phấn, cầm kiếm cung..., con đường về tận thế!
 
Ngày xưa, ngang nghĩa địa... để lại ngoài dấu chân là một chút bâng khuâng khi mưa phùn giăng tỏa...
 
Các em như hoa nở.  Thầy như lá Thu vàng...
 
*
Năm mươi năm miên man đong tuổi đời tàn tạ, yêu thương rừng núi quá, cả biển cả bạc đầu!
 
Ngày mới đi về đâu?  Ai sống còn - đã thấy:  mình là con nước chảy, đục, trong, cũng cam đành...
 
Thơ chỉ là mong manh những tơ vàng nắng muộn!  Lòng vẫn nguyên ước muốn nằm ướp mộng đêm đêm!
 
Thầy rất nhớ các em!
                                                                                          Trần Vấn Lệ

CÓ CẢ ĐẠI DƯƠNG TRONG TÌNH CỦA EM – Thơ Khê Kinh Kha


 

 
CÓ CẢ ĐẠI DƯƠNG
              TRONG TÌNH CỦA EM
 
có giọt lệ nào trong trái tim anh
có nụ tình nào trong ngưỡng hồn em
có xót xa nào giửa đời mưa nắng
có nụ hoa nào vừa nỡ trong tim ?!?
 
có tim của ai đang khóc cho ai
có tim của tôi cúi xin tình người
có những con đường tôi qua rất vắng
có tình em nở nụ hồng sáng nay
 
có nụ hôn mềm lau khô giòng lệ
có tình yêu nồng thoa dịu thương đau
có thương có nhớ đời còn mong đợi
có vạn ước mơ ươm mộng dài lâu
 
có mộng dài lâu đời còn nỗi sống
có mộng trăm năm giữa chốn lưu vong
có bao buồn vui mọc mầm hạnh phúc
có em và tôi cùng tát biển Đông
 
có em giữa đời cho nụ tình nở
có em nên đời có một con tim
có tôi nhò bé trong tình em lớn
có cả đại dương trong tình của em
 
                                  khê kinh kha 

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

NIỆM KHÚC – Thơ Lê Văn Trung


  

 

NIỆM KHÚC
(Tưởng nhớ hiền hữu Trần Hoài Thư)
 
Trần Hoài Thư! Trần Hoài Thư!
Rong chơi đi nhé cõi trời văn chương
Áo xưa đã sạch bụi đường
Rừng xưa mây trắng bay cùng hồn thơ
Em xưa cũng biệt sương mờ
Tình xưa trả lại đôi bờ nhân gian
Hoa xưa đôi cánh rụng vàng
Theo anh về giữa mênh mang đất trời
Anh về bỏ lại cuộc chơi
Là quên hết chuyện khóc cười bể dâu
Rủ buông phiền não thương đau
Anh đi là để bước vào vô biên
Đi tìm trong cõi lãng quên
Bỏ trăm năm những chuyện tình nhân gian
Có con chim khóc trên ngàn
Tiếc cho giấc mộng chưa tàn cơn mơ
Chữ trong
Chữ đục
Chữ mở
Tiễn anh mây trắng là thơ cuối ngày
Tôi còn vướng hạt bụi này
Xin như giọt lệ chia bày tiếc thương.
 
Lê Văn Trung
Quê nhà, 28 tháng Năm, 2024

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

HÔM QUA HÔM NAY NGÀY MAI – Trần Vấn Lệ

    
                             

Ngày hôm qua ảm đạm, chim bay hết không về. cây liễu cành lê thê như dài thêm, phết đất!
 
Ngày hôm qua có thật... là đã có ngày qua.  Như dòng sông trôi xa chảy qua bao nhiêu bến!
 
Thời gian còn nhuốm bệnh.  Mình cũng là thời gian?  Thời gian làm lá vàng.  Mình xanh xao, tiều tụy...
 
*
Tôi ghi dòng nhật ký.  Không một dòng, lê thê, mình đọc thôi, không hề khoe với ai chia sẻ.
 
Đây không Cô Tô nhé!  Mà... Thành phố thành phố kề... Mình nói chim không về...vì đây là thành phố!
 
Cô Tô là cái chỗ thành ngoại có Hàn San... Đây mà tựa lan can... thấy trăng trong ly rượu!
 
Quá khứ từng kêu cứu, ai nghe?  Ngoài tiếng chuông.  Chữ đó với chữ Buồn... Boong Boong...thì cũng vậy!
 
Mưa kia... dòng nước chảy, mặt sân kìa, mai lau! 
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

VIỄN DU – Thơ Lê Kim Thượng


  

 
VIỄN DU
 
1.
Có người nhớ lắm… “Quê Xưa”
Chìm trong ảo mộng, hương thừa chiêm bao
Tháng ba Hoa Gạo vẩy chào
Hoa Xoan tím rụng, người sao chưa về?
Hoa Cau rụng trắng bốn bề
Trầu Không mướt lá, xanh quê bóng dừa
Tre già ngả bóng đong đưa
Tiếng kêu Bìm Bịp giữa trưa bồng bềnh…
Khói đồng nhè nhẹ bay lên
Đàn trâu khua mõ, chông chênh tiếng cười
Em còn gánh lúa bên đời
Áo nâu, nón trắng in trời thân thương…
Bếp nghèo khói tỏa mờ sương
Mái tranh bạc phếch, vấn vương lá dừa
Bữa cơm đạm bạc ngày xưa
Cải ngồng ngắt ngọn muối dưa bốn mùa…
Giọt trăng rơi cửa song thưa
Hiên ngoài Mai nở, gió đưa một mình
Hồn quê còn giữ trung trinh
Thả hồn vào đá tạc hình Vọng Phu…
 
2.
Bến sông ngã nhánh Mù U
Con đò côi cút, sóng ru bời bời
Chút tình quê nhẹ rơi rơi
Trong từng Nốt Lặng tuyệt vời tình ca
Bây giờ người ở phương xa
Trầu Không héo úa… Cau già rụng rơi
Câu thơ Lục Bát bên đời
Hương tình bay giữa đất trời thương thương…
Quanh tôi nỗi nhớ vô thường
Cứ ray rứt nhớ đêm trường sao thưa
Rượu bầu say giữa cơn mưa
Tri âm vắng thiếu, dư thừa đơn côi
Qua rồi, luân lạc một đời
Vũng buồn im lắng, tiếng cười lặng câm
Cung đàn lạc nhịp sai lầm
Còn đây một bản Ký âm rối bời…
Mình con lẻ bóng xứ người
Thiết tha nhớ lắm những lời Mẹ ru
Mẹ giờ đã hóa “Thiên Thu”
“Vãng Sinh Cực Lạc…” viễn du trên trời…
        
                       Nha Trang, tháng 05. 2024
                                Lê Kim Thượng

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

NHỮNG THỨ TƯỞNG NHƯ BẤT BIẾN, THỰC TẾ ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ VẪN BIẾN ĐỔI KHÔN LƯỜNG - Chiêm Lưu Huy



Tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch) đến gần. Mận (Hà nội) bắc, người Sài gòn (Miền Nam) dần làm quen. Đây là thứ trái cây không thể thiếu vào ngày tết Đoan ngọ đối với trẻ em và gia đình người bắc.
  
Các loại trái cây khác miền nam không thiếu, thậm chí còn phong phú hơn nhờ gần nhiệt đới (xích đạo).
  
Sau năm 1975 người miền bắc vô nam thấy trái cây bày bán ê hề. Ngày ấy, phà Mỹ thuận, phà Cần thơ có khi kẹt xe hàng cây số. Dân bắc mặc sức lựa chọn trái cây ngon, bổ, rẻ ăn và làm quà. Không nói chuyện có người, có khi bị lừa, bị hố... Nói chung ai cũng vui với niềm vui hoa trái miền nam.

TÌNH SAY – Nhạc Lê Hữu Nghĩa, lời Nhã My, ca sĩ Ngọc Quy trình bày

 
Nhà thơ Nhã My


                          

VỌNG TƯỞNG, EM BIẾT! – Thơ Trần Mai Ngân


  
 

VỌNG TƯỞNG
 
Có khi vọng tưởng đảo điên
Có khi chạy trốn ưu phiền đuổi theo
Có khi lại muốn quay về
Tuổi thơ ngày cũ trăng thề xa xưa
Lạy trời yên gió yên mưa
Để thôi hư vọng đủ vừa yêu thương!
 
 
EM BIẾT!
 
Hơn ai hết em biết mình không thể
Không thể trở về không thể ngày xưa
Anh và em hai đường thẳng không chừa
Điểm gặp gỡ là chân trời vô định
 
Hơn ai hết em biết - đừng bịn rịn
Chuyện hôm qua lạ cả chuyện hôm nay
Chia tay đuôi con mắt nối đường dài
Buồn quá thể bởi bài thơ dang dở
 
Hơn ai hết em biết - đừng bỡ ngỡ
Anh bước đi em cũng phải quay về
Mưa tháng Sáu vô tình cứ mải mê
Phong toả kín mộng hoa không còn lối
 
Hơn ai hết em biết mùa hấp hối
Một tình yêu chuyện cổ tích đời xưa…
 
                                 Trần Mai Ngân

МÁU ĐÀO CÓ KHI KHÔNG BẰNG NƯỚC LÃ, CHUYỆN NHÂN VĂN VỀ NHỮNG MẢNH ĐỜI TRÊN NỀN SỎI ĐÁ - Nguγễn Xuân Duγên



Ngàγ mà tôi γêu anh, trừ ba tôi ra không một ai ủng hộ. Nhưng sau khi tôi lấγ anh rồi, đầu trên xóm dưới ai cũng khen tôi có phước. Anh hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không chơi bời, hết lòng với gia đình và công việc, một lòng γêu tҺươпg và trân trọng tôi. Con bạn thân của tôi ngàγ xưa từng chê anh không còn manh giáp nào chặc lưỡi:
– Sao hồi đó màγ lại có “con mắt tinh đời” mà chọn hắn ta nhỉ? Tao nhớ màγ khó tính lắm mà!

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

MẠC ĐĂNG DUNG ĐẾN TRẤN NAM QUAN XIN HÀNG NHÀ MINH - Hồ Bạch Thảo



Mạc Đại Chính thứ 9 [1538], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 6, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17, họ Mạc mở khoa thi Hội vào mùa xuân, cho bọn Giáp Hải, Trần Toại, Hoàng Sầm đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Phan Cảo 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Hoàng Thuyên 25 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Cho tuyển hoàng dinh, tức dân đinh 17 tuổi.
 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

MỘT CHỐN NHÂN GIAN – Thơ Trần Vấn Lệ


  

 
MỘT CHỐN NHÂN GIAN 

Không phải mùa Xuân, không phải Hạ,
Cali không biết đang mùa gì?
Mùa Đông mới hết chừng hai tháng
Nay tháng Năm... trời không cả mây!
 
Trời có mù sương từng buổi sáng
Trời có nắng lên gần buổi trưa
Xế chiều còn nắng.  Thênh thang gió
Mây có lẽ dồn nơi biển xa?
 
Cali không biết vui hay buồn
Không thấy cờ treo ngó để thương
Ai cũng như nhau, đều nhỏ nhẹ
Gặp nhau chào nhau... chẳng lạ thường?
 
Ai cũng đơn sơ, không lụa là
Đàn ông giản dị như đàn bà
Hình như không có ai trang điểm
Mà nụ cười ai cũng nụ hoa!
 
Con gái dễ thương, thương chẳng dễ
Áo quần mỏng mảnh tợ mây vương
Mà nghiêm chỉnh lắm không làm điệu
Đẹp tợ hoa hồng thơm ngát hương...
 
Ngắm Mỹ, ngắm mùa, tin tưởng Phật:
"Đây là Như Thị, cõi Vô Ưu!"
Có Duyên thì tới đâu hay đó
Cứ sống Vô Thường trọn nghĩa Yêu!
 
                                     Trần Vấn Lệ

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

MƠ TRƯA, THOÁNG CƠN MƯA HẠ - Thơ Tịnh Bình


  


MƠ TRƯA
 
Sợi gầy sợi nhớ hao hanh
Thoáng cơn mưa hạ long lanh ngang trời
Tiếng ve ai để rụng rơi
Xin thôi nhóm lửa phượng ơi mặc hè
 
Người về nón lá nghiêng che
Thơ ngây áo trắng vòng xe tan trường
Hàng cây ai khắc nhớ thương
Tình đầu len lén đơn phương một người
 
Xa rồi mười tám đôi mươi
Còn đâu bướm trắng chuỗi cười pha lê
Giỏ xe hoa phượng bùa mê
Trái tim vụng rớt bên lề phố xưa
 
Đành thôi tàn giấc mơ trưa
Xôn xao hạ đỏ như chưa hề từng
Mưa cầm sợi nhớ sau lưng
Tiếng ve khản giọng chưa ngưng lời trầm...
 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

TÔN PHU NHÂN QUY THỤC, RỐT CỤC HỒI NGÔ - Tam Quốc Phiếm Đàm



Sử liệu ghi chép về Tôn Thượng Hương không nhiều, nàng chỉ xuất hiện vài dòng trong Tam Quốc Chí: “Nguyên trước Tôn Quyền gả em gái cho Tiên chủ, Tôn phu nhân vốn là người tài giỏi, nhanh nhẹn cương mãnh, có phong thái của các anh” và “Tôn phu nhân là em gái Quyền vốn kiêu căng, có nhiều binh tướng Ngô làm thủ hạ, thao túng ngang ngược chẳng có phép tắc”.

Ngay cả danh tính cũng không rõ ràng, dân gian quen gọi nàng là Tôn Thượng Hương, xuất phát từ vở hí kịch “Cam Lộ Tự” của Trung Quốc. Trong khi sử sách chỉ ghi “Tôn phu nhân”, còn Tam Quốc Diễn Nghĩa nói nàng là Tôn Nhân, con gái vợ thứ của Tôn Kiên. Nhưng Tam Quốc Chí - Tôn Kiên truyện lại chú thích rằng: “Kiên có năm con trai: Sách, Quyền, Dực, Khuông là do vợ họ Ngô sinh; con út là Lãng, sinh về sau, còn có tên là Nhân”. Vậy Tôn Nhân là tên của con trai Tôn Kiên, chứ đâu phải con gái? Hy vọng đây là do La Quán Trung nhầm lẫn câu chữ, chứ không phải Tôn Quyền nhầm lẫn giới tính em mình.

BÀN VỀ 7 CÁI SAI TRONG PHÁP TU CỦA ÔNG THÍCH MINH TUỆ - Phiếm luận của Thái Đức Phương



Cổ nhân có câu:
“Có thực mới vực được đạo.”
Nhiều người cho rằng chữ “thực” trong câu trên có nghĩa là “ăn uống”, hiểu đơn giản là bao tử có đầy thì đầu óc người ta mới nghĩ đến những điều thiêng liêng, tâm trí mới hướng đến những thứ cao siêu huyền nhiệm (chẳng hạn như kiếp sau ở một tầng trời nào đó).
 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

NGÀI CA DIẾP MẤT BÌNH BÁT VÀ CÀ SA



Tự nhiên mình thiền rồi ngủ gật, lọt vào mơ thấy cảnh ngài Ca Diếp đang trần truồng chạy lại ôm chân Thích Ca Mâu Ni. Mình nghe thấy thầy trò hỏi đáp:
- Này ngài Ca Diếp, sao ngài lại trong bộ dạng không vải che thân thế kia?
- Thưa Đức Thế Tôn, con vừa sang xứ Đông Lào khất thực, chẳng may...
- Ngài cứ nói, đừng ngại. Chẳng hay xứ Đông Lào không ai vứt vải liệm, giẻ rách cho ngài lượm may y?
- Thưa Đức Thế Tôn, không phải ạ. - Ca Diếp ấp úng
- Nào ngài Ca Diếp, hãy kể ta nghe đầu đuôi sự tình
- Thưa Đức Thế Tôn, chuyện là... chuyện là... Đức Thế Tôn cho con hỏi
- Ngài cứ hỏi - Thế Tôn không nhịn được cười
- Thưa, Thế Tôn có chứng chỉ tu sĩ hay thẻ tu sĩ do giáo hội Đông Lào cấp không ạ?
- Này Ca Diếp, ta bỏ cung điện ngai vàng đi tìm đạo giải thoát khổ đau, xứ Đông Lào không biết sao?
- Dạ thưa, họ nói họ chưa cấp phép "tu sĩ Phật" cho ngài, cho nên con hành đạo theo ngài cũng không được công nhận tu sĩ Phật.
- Rồi sao ngài Ca Diếp?
- Thưa thế tôn, họ nói y cà sa con đắp từ vải lượm, không phải áo tu sĩ Phật, mặc như thế là bôi nhọ Phật giáo nên họ thu rồi.
- Vậy còn bình bát ngài để đâu?
- Thưa Đức Thế Tôn, vì họ ko cấp chứng nhận tu sĩ Phật nên con ko dám dùng bình bát, mà dùng lõi nồi cơm điện. Con lại ko nhận tiền cúng dường, mà xứ ấy tăng sĩ danh môn chánh phái nhận tiền nhiều lắm. Họ kết luận con không phải tu sĩ Phật nên họ thu nốt nồi cơm điện.
- Thế Tôn tuôn lệ: Pháp ta suy rồi. Đạo ta mạt rồi. Than ôi, hạnh đầu đà ta truyền cho ngài ko dùng được nữa. Này Ca Diếp, ông hãy khoác áo vàng màu hoàng bào, vào chùa to mà ngự trên ngai, nói với chúng tăng sĩ Đông Lào rằng ta rất hối hận, rất tiếc rẻ ngai vàng, vì ta bỏ thứ gì thì chúng tăng Đông Lào cướp sạch thứ ấy. Ta hối hận vì đã xuất gia. Nhân tiện, ngươi hỏi xem giá bao nhiêu cho một thẻ tu sĩ Phật, để ta còn liệu bề gom góp.
Mình giật mình tỉnh dậy, giờ thiền đã hết 1 tiếng...
 
Copy từ Fb Diem Chi

CALIFORNIA MÙA HÈ RỰC RỠ - Thơ Trần Vấn Lệ


  


CALIFORNIA MÙA HÈ RỰC RỠ
 
Nắng tiếp tiếp, thêm một ngày nắng nữa!
California rực rỡ.  Mùa Hè.
Ở đây không tiếng ve.
Trời điểm trang mùa Hè đẹp quá...
 
Những người con gái tóc thề buông thả,
áo ngắn tay bày biện hết màu da,
trắng như ngà...Mắt trong như ngọc!
Tôi chấm dấu than.  Nghĩ về Tổ Quốc.
 
Tôi nhớ Phạm Thái.  Định nghĩa cái mênh mông:
"Hỡi ơi trời đất vô cùng rộng,
gom lại không đầy đôi mắt em!"
Có thể tôi cũng không quên Nguyễn Bính, Nguyên Sa...
 
Nguyên Sa có lòng vị tha:
"Bởi vì đời không có nữa giai nhân,
nên anh gọi tên em là Nhan Sắc!".
Tổ Quốc!  Mỗi người chỉ có Một!
 
Nguyễn Bính từng thở dài:
"Hỡi ơi trời đất vô cùng rộng,
ta biết tìm đâu Một Mái Nhà?".
Nguyễn Bính chết tại một khu vườn khi đứng chờ bữa ăn...
 
Kìa những con bồ câu đang nhặt nắng!
Cali đang mùa Hè.
Tôi nâng ly cà phê.
Tôi hớp từng hớp nắng!
 
Tôi nặng lòng nhớ Đà Lạt quá đi thôi...
Ba mươi mốt năm trời tôi ở đó,
Ba mươi lăm năm nay tôi làm dân tứ xứ.
Sáu năm tù Cải Tạo biết bao nhiêu Thiên Thu!
 
Chỉ mới bốn ngày trời thôi âm u,
tôi uống nắng California nghe đắng đắng...
Thêm chút muối vào ly cho mặn mặn.
Tôi yêu một truyện Tình trong cuốn Love Story!
 
Hoàng Trúc Ly có hai câu thơ ngộ ngộ:
"Sáng nay con gái đâu nhiều quá,
Những cánh tay tròn như cánh chim...".
Họa Sĩ Hồ Thành Đức ngước mặt lên: "Nó là bạn của mình!".
 
Hai con mắt anh mông mênh,
chắc anh nhớ chị Bé Ký?
Bé Ký đã mất rồi...còn Sài Gòn tỉ mỉ
từng đường mây chị vẽ lại Quê Hương!
 
Sáng nay nắng như nắng Sài Gòn,
Tôi chép bài thơ này gửi về Đà Lạt,
thay cho tấm thiếp:
"Anh Yêu Em Nước Mắt Mồ Hôi".
 
Rồng bay phượng múa đầy trời
không bằng em xỏa tóc phơi hiên nhà...
 
                                        Trần Vấn Lệ

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

LIÊN TƯỞNG TỪ “Ổ MÌ XÍU” TUỔI THƠ ĐẾN “THỊT XÁ XÍU” BÂY GIỞ - La Thụy



Mấy hôm nay, ăn sáng tôi hay dùng bánh mì kẹp thịt, dù cũng khá ngon, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy không bằng“ổ mì xíu” của quê hương Quảng Trị mà tôi đã từng ăn từ thời còn nhỏ.
  
Ôi! “ổ mì xíu” nóng giòn, được ăn vào sáng mùa đông lạnh buốt của các xe đẩy bán hàng rong lấy bánh mì từ lò Đắc Lập (gần nhà máy đèn thị xã Quảng Trị) về chế biến, lúc tôi còn học tiểu học, sao mà ngon đến thế!


“Ổ mì xíu” này không hề có rau, dưa leo, đồ chua... như ổ bánh mì kẹp thịt bây giờ. Ổ mì xíu Quảng Trị bình dị, chỉ đơn giản thịt xíu kho, “nước xíu” thật ngon để chan vào giữa ổ bánh mì. “Ổ mì xíu” là cách nói tắt của “Ổ bánh mì xá xíu”
 
Nước thịt xíu kho rim sánh vàng nâu cánh gián, chỉ chan với bánh mỳ cũng thơm ngon lạ lùng
 
Tìm hiểu “xá xíu” có nghĩa là gì? Tôi biết:
 
Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -) được hiểu là thịt heo quay, nướng hoặc kho rim.
 
Xá xíu là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc được làm từ cách quay hoặc nướng thịt heo ở nhiệt độ cao. Thịt heo được chọn để làm xá xíu thường là phần thịt vai, được lạng bỏ phần xương, tẩm ướp gia vị và mang đi quay, nướng trên lửa ở nhiệt độ cao.
 
Theo thời gian, xá xíu theo chân những người Hoa di cư du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn quen thuộc và hấp dẫn đối với người dân nơi đây đặc biệt là ở miền Nam.
 
Ngày nay, xá xíu đã được chế biến và kết hợp với nhiều món ăn khác nhau như: bánh bao xá xíu, hủ tiếu xá xíu, mì xá xíu,...và được khá nhiều người yêu thích và đón nhận.
 
Tìm hiểu thêm  (xá xíu) có âm Hán Việt và có nghĩa như thế nào, ta thấy:

 có âm Hán Việt là XOA THIÊU

 XOA 
1. bắt chéo tay
2. những thứ có đầu toè ra
3. dạng ra, khuỳnh ra
4. cái chĩa, cái nĩa, cái đinh ba
5. Đâm, xiên
 
 THIÊU, THIẾU 
Đốt, đun, nấu, quay, xào, nướng
 
Như vậy, có lẽ ban đầu, người Quảng Đông, xiên thịt heo để quay nướng trên ngọn lửa có nhiệt độ cao. Sau này, họ chiên xào, kho rim thành món “xá xíu” như bây giờ.
 
Tìm trên mạng, tôi thấy “bánh mì xá xíu” của Huế, Đà Nẵng,... không giống như “mì xíu” mà tôi từng được ăn thuở còn nhỏ ở quê nhà Quảng Trị.
 

Bánh mì thịt xíu - kiểu Huế (hình lấy từ trên mạng)

Bánh mì thịt xíu Đà Nẵng (hình lấy từ trên mạng)

Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -叉烧)

Đi ăn quán, tôi thấy “thịt xá xíu” của tô mì hoành thánh và các món ăn khác không hề giống như “thịt xíu” trong “ổ mì xíu” tuổi thơ của tôi ở Quảng Trị, thập niên 1960s một chút nào cả!

Có lẽ “thịt xá xíu” mà tôi thấy ở trong tô mì hoành thánh, trong tô hủ tiếu được người Hoa chế biến bằng cách tẩm ướp, chiên (hoặc nướng) cho vàng đều các mặt, rồi mới đun với chút ít nước sôi cho thịt chín mềm, thấm vị

Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -叉烧)

Còn “thịt xíu” trong “ổ mì xíu” mà tôi ăn thời còn nhỏ ở quê nhà, là thịt heo ba chỉ được kho rim một cách đặc biệt nên “thịt xíu”“nước xíu” chan vào bánh mì thật thơm ngon...


               Thịt xíu và nước xíu chan vào ổ bánh mì ở Quảng Trị  trước năm 1972

Kỷ niệm tràn về, cảm xúc dâng trào làm tôi bồi hồi nhớ mãi tuổi thơ hoa mộng một thời ở cố hương!
                                                                                            La Thụy

THẦY THÍCH MINH TUỆ VÀ NHỮNG HỆ QUẢ ĐÁNG LƯU Ý TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG - Lê Nguyễn


Thầy Thích Minh Tuệ
 

Trong lịch sử tồn tại của xã hội Việt Nam, hình như từ cả trăm năm qua, chưa từng có hiện tượng một cá nhân không sở hữu tiền bạc, đầu trần chân đất, theo con đường tu khổ hạnh mà lại làm dậy sóng dư luận, cuốn hút sự theo dõi của hàng triệu người như trường hợp của thầy Thích Minh Tuệ.
    
Hình ảnh thầy Minh Tuệ trái ngược hoàn toàn với hình ảnh nhiều nhà tu khác đang có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống xã hội. Một bên buông bỏ tất cả những ràng buộc của cuộc sống ta bà, dấn thân vào con đường khổ hạnh, những mong tìm được sự giác ngộ cho bản thân và cho người khác. Một quên “hoằng dương đạo pháp” bằng cách vận động người mộ đạo cúng dường thật nhiều để xây dựng những kiểng chùa to ngang cung điện các vua chúa ngày xưa.