CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

BỘ ÂM LỊCH ĐANG DÙNG LÀ DO CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO SAN ĐỊNH - Mt Nguyen Chuong


Gặp gỡ giáo sĩ Matteo Ricci, từ đó đại quan Từ Quang Khải tìm hiểu và theo đạo Công giáo

Tết Nguyên đán một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo Âm lịch của Trung Quốc. Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Sau ngày 21 tháng Giêng, ngày đầu tiên mà mặt trăng xuất hiện chính là ngày mùng 1 Tết nguyên đán.

Vậy Âm lịch ra đời như thế nào?

Âm lịch truyền thống của Trung Hoa lần đầu được khắc trên các mảnh giáp cốt từ thời nhà Thương cách đây trên 3.000 năm. Sau đó, còn ra đời một số phiên bản âm lịch khác nữa không chuẩn xác.
Nhưng phiên bản cuối cùng đầy đủ và chuẩn xác nhất, tức bộ âm lịch đang dùng hiện nay ở Trung Hoa và ở Việt Nam được thực hiện vào thế kỷ 17. Bộ âm lịch này là do các linh mục Công giáo thực hiện.
Bộ Âm lịch còn được gọi là “lịch Sùng Trinh”, lấy tên hoàng đế nhà Minh Sùng Trinh, ban hành vào năm 1644. Cha Johann Adam Schall von Bell và cha Johann Schreck là tác giả bộ lịch này, cả hai đều là những nhà truyền giáo Dòng Tên đến từ Đức, họ xây dựng một loại lịch mới dựa trên toán học và thiên văn phương Tây với những nghiên cứu, tính toán chu kỳ của mặt trăng chính xác hơn.
Cha Johann Adam đã đệ trình lịch cho Hoàng đế Sùng Trinh, lịch này được triều đình nhà Minh ban hành dưới dạng lịch theo mùa vào năm 1644.
 
Lịch này, còn được gọi là lịch Hán hay Âm lịch, là lịch chính thức của Trung Quốc cho đến năm 1912 khi Âm lịch được thay thế bằng lịch Gregorian còn gọi là Dương lịch, đây là bộ lịch do Đức Giáo Hoàng Gregorian XIII ban hành năm 1582.
 
Tính từ năm 1644, triều đình Trung Quốc ban hành bộ âm lịch được san định bởi các linh mục dòng Tên, “lịch Sùng Trinh”, đến nay đã trải qua hơn 370 năm áp dụng! Bất luận người Hoa, Việt, và cả người Hàn hiện nay, mỗi khi tính toán lễ giỗ, cưới hỏi, ma chay, lễ Tết, đưa ông Táo, cúng rằm, giỗ tổ vua Hùng, Tiết thanh minh, Trung thu... thì họ đều áp dụng BỘ ÂM LỊCH này - là bộ lịch do chính các linh mục dòng Tên giúp san định chuẩn xác.
 
Giữa: Giáo sĩ Schall von Bell (“Thang Nhược Vọng”) mặc triều phục bên Trung Hoa, đảm trách việc san định, cải cách âm lịch;

Tại Đài Loan, vào năm 1992, đã phát hành con tem kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Schall von Bell, ghi rằng “vị trí của ông trong lịch sử của Trung Hoa mãi mãi vững chắc.”
 

Ngay cả tại nước TQ đại lục, vào năm 2013, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng bộ phim tài liệu về Linh mục Schall von Bell, đánh giá bộ âm lịch do Cha Schall von Bell san định vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở TQ.
Cha dòng Tên Schall von Bell vả Cha Johann Schreck (người Đức), với công lao biên soạn BỘ ÂM LỊCH, được người Hoa ghi nhận trang trọng ở tầm quốc gia.
 
Hình ảnh giáo sĩ Schall von Bell trên con tem được phát hành tại Đài Loan
 
Trong khi đó, các cha dòng Tên Francisco de Pina và cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) với công lao sáng tạo ra CHỮ QUỐC NGỮ, tạo ra một hệ thống văn tự với các ký tự biểu âm và thanh điệu dành cho Tiếng Việt, thì … mỗi người Việt chúng ta nên nhìn lại mình: ai nhớ ai quên?, còn nhớ hay đã quên béng?

                                                                            Mt Nguyen Chuong
Nguồn:
https://www.tapsanmucdong.net/2023/01/bo-am-lich-dang-dung-dong-ten.html      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét