Quang Dũng thời Tây Tiến
Các bài bình thơ các tác giả nêu trên được Bùi Giáng viết như tùy bút văn học. Đọc những tùy bút này, ta nhìn thấy tâm hồn ông mênh mang ảo diệu, thăm thẳm như bầu trời. Ông cảm nhận được những điều tinh vi huyền bí nhất của thi ca. Ông đúng là tri âm của các thi văn sĩ.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Bùi Giáng về Quang Dũng.
“KẺ Ở” là môt bài thơ độc đáo được giới yêu thơ ở miền Nam trước 1975 chép tay và chuyền nhau đọc. Đặc biệt “KẺ Ở” được thi sĩ BÙI GIÁNG viết lời bình và nhạc sĩ CUNG TIẾN phổ nhạc. Do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu tư liệu văn học để tham khảo nên thi sĩ BÙI GIÁNG và nhạc sĩ CUNG TIẾN cũng như rất nhiều người cho rằng tác giả bài thơ “KẺ Ở” là QUANG DŨNG. Thực ra, bài thơ đó chính là bài “DẶM VỀ” của nhà thơ NGUYỄN ĐÌNH TIÊN. Dù có chút nhầm lẫn về tác giả bài thơ, nhưng thi sĩ BÙI GIÁNG đã rất tài hoa khi bình thơ - Một cách bình thơ đặc dị “rất Bùi Giáng’. Xin mời đọc!
BÙI GIÁNG BÌNH THƠ: “KẺ Ở”
Mai chị về em gửi gì khôngMai chị về nhớ má em hồng
Chỉ hai câu đầu đã khiến người tê lạnh. Không có gì cả, không lời nào tha thiết, nhưng đúng như ông Huy Trân nói: “Thơ Quang Dũng ý đã nhiệt thành, cao đẹp, mà lời thơ lại êm ái gợi cảm vô cùng. Nói về thơ nhẹ nhàng, êm dịu, mà đọc tới đâu lâng lâng chết cả lòng đến đấy, thì thi ca hiện đại chỉ có Quang Dũng.”
Thi ca hiện đại hay thi ca ngàn đời, thi ca Việt Nam hay thi ca thế giới – vâng – cũng chỉ riêng một Quang Dũng thôi.
Thi ca hiện đại hay thi ca ngàn đời, thi ca Việt Nam hay thi ca thế giới – vâng – cũng chỉ riêng một Quang Dũng thôi.
Mai chị về em gửi gì khôngMai chị về nhớ má em hồngĐường đi không gió lòng sao lạnhBụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Đó là chỗ sơn cùng thủy tận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thần tiên hiển hiện tinh thể một cách không thấy hình hài máu me đâu cả. Người ta đã bao đời đi tìm cõi huyền nhiệm của ngôn ngữ thơ. Mỗi phen trở về, mỗi phen như bó tay lắc đầu, tuyệt nhiên không biết ăn nói ra sao cả. Đành chỉ nói quanh co. Và biết bao thy sỹ hoằng viễn đã nghĩ rằng, nguyệt rằng, mình sẽ suốt đời không làm một vần thơ nào cả - một phen để hội cái chỗ dị thường trống trải vắng vẻ trong lời man mác thiên tiên kia.
Lại có những nhà tư tưởng như Heidegger, viết bao pho sách lịch kịch nêu bao câu chất vấn u ẩn, đáo cùng vẫn chỉ nhằm mục đích nhiếp dẫn tư tưởng tới chỗ mép bờ bất khả tư nghị của thi ca.
Nerval sau những lần thành tựu cõi miền ngôn ngữ đó, ông bèn lao mình vào cõi ẩn mật vô ngần của một nguồn siêu thực không tiếng không lời Les Chimères.
Apollineire, sau phút dị thường bước lên tột đỉnh đạm nhiên kia, lập thời nhảy lùi làm thơ theo thể thái bông lông tầm phào, bất sá lam hồng tố bạch.
Lại có những nhà tư tưởng như Heidegger, viết bao pho sách lịch kịch nêu bao câu chất vấn u ẩn, đáo cùng vẫn chỉ nhằm mục đích nhiếp dẫn tư tưởng tới chỗ mép bờ bất khả tư nghị của thi ca.
Nerval sau những lần thành tựu cõi miền ngôn ngữ đó, ông bèn lao mình vào cõi ẩn mật vô ngần của một nguồn siêu thực không tiếng không lời Les Chimères.
Apollineire, sau phút dị thường bước lên tột đỉnh đạm nhiên kia, lập thời nhảy lùi làm thơ theo thể thái bông lông tầm phào, bất sá lam hồng tố bạch.
Mai chị về em gửi gì không?
Câu hỏi cũng lững lờ như lời đáp cũng lửng lơ. Hỏi mà cũng không hỏi, không nói, không ngó, không nhìn nhau …Và chỉ sau khi lên ngựa, chia bào, con người mới để lòng mình bay tỏa khắp đường đi.
Đường đi không gió lòng sao lạnhBụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Tâm sự của người đi, nhưng nhan đề là kẻ ở. Kẻ ở hay người đi cũng một tâm tình ly biệt. Đi giữa không gian, thì cũng như đứng ở trên dâu biển. Lòng sao lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh không gian… Và tiếng “mong nhớ mong” kia cũng chỉ vọng vào được trong không gian xa hút mà thôi.
Nghĩa là vọng trở lại vào lòng mình. Từ lòng mình toả vào lòng vũ trụ. Lại từ lòng vũ trụ dội lại lòng mình. Đó là cái vòng kỳ ảo của mong nhớ mong. Và mong nhớ mong mênh mông như thế, thì mong nhớ mong là cõi của từ bi tế độ vậy.
Quê chị về xa tít dặm xa
Vì đó là một quê hương nào riêng biệt nằm tại một bến bờ bỉ ngạn nào vô tức vô thanh, vô biên vô tế.
Quê chị về xa tít dặm xaRừng thu chiều xao xác canh gàHoa rơi khắp lối sương muôn ngảNgựa lạc cành hoang qua lướt qua
Ngựa lạc? Dẫu ngựa không lạc đường vẫn cứ là lạc nẻo. Nghĩa là: ở trong cõi hư không bao la như thế, thì đâu cũng là lênh đênh, nhưng lênh đênh theo nghĩa vô ngần: trụ vô sở trụ.
Người ngồi trên ngựa cũng lạc ngựa luôn. Hươu trong rừng cùng một cảnh ngộ lạc loài như nhau, lại tam trùng lạc lõng nhau, vì bất ngờ sợ hãi nhau, quay đầu bỏ chạy. Lời thơ lại thêm một chút niêm hoa vi tiếu “theo ngó theo”.
Ngựa chị dừng bên thác trong veo
Nếu thác đục lầy cho một chút, ắt có phần gần gũi bụi hồng hơn. Nhưng tại sao thác lại trong veo cắc cớ ra như thế? Thì trần gian còn biết đem tâm sự hồng trần ký thác vào đâu? Đó là chỗ đạm nhiên huyền bí lô hỏa thuần thanh vậy. Nó đốt cháy linh hồn bằng một tiếng trong veo. Nhưng đốt cháy mà đâu có bỏng da bỏng thịt. Nó cháy để thăng hoa cho linh hồn về ba la mật, sau một phút linh hồn tạm dừng trong một phen tư lự. Vì dù sao trận giũ áo cũng còn vướng víu với nhân nghĩa nhân tình.
Ngựa chị dừng bên thác trong veoLòng chị buồn khi nắng qua đèoNơi đây lá giạt vương chân ngựaHươu chạy quay đầu theo ngó theo
Rồi sẽ xin khóc một cơn vô ngần cho trùng sinh trong vĩnh biệt:
Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mangNgựa chị dừng bên thác sao vàngSao rơi đáy nước vương chưn ngựaBuồn dâng đôi mi hàng lại hàng
Ta lại gián tiếp với một sự tình kỳ dị. Nói ra là buồn dưng đôi mi hàng lại hàng, nhưng có bao giờ mối sâu mênh mông và hầu như vô đối tượng lại tràn ra thành hàng lệ. Nhưng đây là hàng lệ riêng biệt của hư không đi về vui chơi êm đềm với không hư thái thiên nhiên tĩnh tịch. Người ta có thể khóc, nhưng không phải khóc vì một mối đoạn trường riêng tây trong một cảnh ngộ nhất định.
Hoặc đâu có phải bạ đâu khóc đó như bọn thy sỹ trung niên. Người ta khóc từ chín kiếp khóc về; như trận mưa vốn từ thiên thu rớt hột. Vì thế nên gọi là hàng lại hàng. Vì thế nên có chuyện sao rơi đáy nước. Vì thế nên có chuyện sao vương chưn ngựa. Chưn ngựa ở đây cũng mang đủ trùng quan thời gian vũ trụ nên mới có thể chạm vào bóng sao rơi từ thời gian tinh thể rớt về. Người và ngựa và sao và nước bỗng nhiên như nhiên đã đi vào cõi chung vạn vật nhất thể. Thì từ đó trở lại với đoạn đầu, từ câu hỏi mông lung tới lời đáp nhẹ nhõm, niềm mong nhớ mong là một tặng vật không lời, không nhất định là riêng biệt của riêng ai trao gửi lại cho ai. Người chị và người em kia cũng không có tên tuổi nào được hạn định nơi đâu. Đó là hai đứa con của trời và đất đẻ ra trong một mùa xuân hôn phối. Thì mai chị về em gửi gì không, là gửi cho chị hay cho ai? làm sao ta dám quyết định? Chỉ biết rằng: chị hãy nhớ má em hồng. Nghĩa là: mùa xuân xanh còn tồn lưu mãi mãi trong mùa thu ly biệt. Đó là tặng vật của em trời trao chị đất – nhớ má em hồng là ký ức kỳ ảo Mnémesyne.
Chẳng hiểu sao đọc thơ Quang Dũng, Nguyễn Du, Hồ Dzếnh, Huy Cận, tôi thường nghĩ tới người Chiêm Thành. Tội lỗi ông cha chúng ta đối với dân tộc ấy kể cũng được chuộc phần nào, cũng như ngày xưa Homère đã giải oan cho người Troyens bị đắm chìm bởi người Hy Lạp.
Mấy bài thơ của Quang Dũng như giữ lại cho mọi người một niềm tương ứng mênh mông trong thời đại ngỗn ngang oan nghiệt, thế giới cùng xô ùa nhau vào hủy diệt, tàn phá, trong những trận tẩu hỏa nhập ma. Chiến tranh trong thời Quang Dũng dù sao cũng còn để lại cho người một dư địa để hoài niệm nhớ thương nhau. Nhưng dần dà, chút tình thương còn sót cũng mất đi giữa hỗn độn. Lúc bấy giờ e chỉ còn cửa quỷ đối thoại với nhà ma. Quang Dũng cũng linh cảm sự đó, nên bài “Đôi Mắt Người Sơn Tây” khép lại với mấy tiếng “bao giờ, bao giờ” ngậm ngùi khôn tả:
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn?Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàngSông Đáy chậm nguồn quanh Phủ QuốcSáo diều khuya khoắt thổi đêm trăngBao giờ ta gặp em lần nữaNgày ấy thanh bình chắc nở hoaĐã hết sắc màu chinh chiến cũCòn có bao giờ em nhớ ta
Khoảng trống lại trở về ngập khắp mép bờ ngôn ngữ. Như muốn đánh chìm hết mọi lời thân thiết đã thốt ra. Chúng ta không còn biết phải giải thích thơ Quang Dũng ra sao được nữa cả.
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Nhưng có lẽ ông không tin ở ngày ấy, ông không nghĩ rằng ngày nở hoa ấy sẽ về. Còn có bao giờ em nhớ ta? Nghĩa là không còn có bao giờ nữa cả? Chúng ta sẽ tiếp tục chết hết. Người ta sẽ tiếp tục giết nhau cho tới buổi chung cục thời gian. Cuộc chiến tranh ngày nay không còn chút gì giống như chiến tranh những thời đại trước. Có những cuộc chiến tranh huy hoàng như một trận mưa rào rực rỡ, làm hồi sinh con người trong tâm thức từ bi. Nhưng có những cuộc chiến tranh vốn từ trong tinh thể là làm tan rã tiêu diệt mất bản tính con người. Ngay cả con ngợm, con đười ươi cũng không còn sống sót một mống nào hết cả. Thì như thế? Còn có bao giờ em nhớ ta?
Người ta nhầm lẫn một cách kỳ quặc cái ý nghĩa sơ thủy của chiến tranh. Cuộc chiến tranh bao dong của những ông Nguyễn Huệ, chiến tranh bác ái của những ông Napoléon, chiến tranh đó không còn tự nhận diện ra mình nữa trong cuộc chiến tranh tàn phá ngày nay. Tolstoi ngày xưa chẳng hiểu gì về Napoléon hết cả, cũng như chúng ta ngày nay chẳng hiều gì cả về cuộc chiến tranh của chúng ta. Thật là cắc cớ. Còn có một chân lý dị thường ẩn tàng trong Dịch Kinh của Khổng Tử đang khiến mọi người tư tưởng ngậm ngùi không còn biết phải thốt bất cứ một lời gi trong hiện trạng năm châu. Bài thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong sử lịch con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng những khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tự tìm lời giải đáp.
Bàn luẩn quẩn mãi là vô lối. Chỉ nên thong dong đọc thơ như uống nước mía, như dõi theo cánh chuồn chuồn, như nằm ngủ gọi em Thúy Kiều em Thúy Vân em Đạm Tiên, em Hoạn Thư em Bạc Hạnh, em Sở Khanh, em Mã Giám Sinh, mọi mọi em em của em Tố Như Tử em Liệp Hộ em Thanh Hiên, em Hiền em Thánh, em Cành em Nhánh, em Trái Ớt, em Muối Tiêu, em Soài Riêng sa rụng, em Bương Cấn em Sài Sơn…
Bao giờ trở lại đồng Bương CấnVề núi Sài Sơn ngóng lúa vàngSông Đáy chậm nguồn quanh Phủ QuốcSáo diều khuya khoắc thổi đêm trăng.Bao giờ trở lại đồng Bương CấnVề núi Sài Sơn ngóng lúa vàngSông Đáy chậm nguồn quanh Phủ QuốcSáo diều khuya khoắc thổi đêm trăng.
Tuy nhiên riêng đối với học sinh đang tập đi thi để cuối năm cưới vợ thì chớ nên lẩn thẩn chiêm bao đọc thơ nhiều quá.
BÙI GIÁNG
(Trích trong tác phẩm “Đi vào cõi thơ”)
*
*
Nhiều người nhầm lẫn bài thơ “KẺ Ở” là của Quang Dũng, và còn cho rằng nó đã in trong tập thơ Quang Dũng, và tán thêm: Quang Dũng khiêm tốn đến mức từ chối những bài thơ hay của mình khi ông nói “không phải của tôi”. Thực ra bài thơ “KẺ Ở” chính là bài thơ “DẶM VỀ” của Nguyễn Đình Tiên được Quang Dũng rất thích và đã chép giùm vào sổ tay cho bạn…
Để bài thơ “Dặm về” khỏi… bị nhầm tác giả thêm lần nữa, chúng tôi mời bạn đọc xem lại bài phỏng vấn này, do nhà thơ Vân Long trả lời trên phụ san báo Bảo vệ Pháp luật dịp Tết Đinh Hợi 2007:
Bút tích Nhà thơ Quang Dũng
“KẺ Ở” HAY “DẶM VỀ”, BÀI THƠ CÓ SỐ PHẬN ĐẶC BIỆT
Ngày 5 tháng 6- 2012, tại Hội trường Trung tâm văn hoá Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm thơ Quang Dũng, nhân giới thiệu tinh tuyển thơ văn Mắt người Sơn Tây của ông (CTy văn hoá truyền thông & NXB Hội Nhà văn), với sự tham gia của các diễn giả: nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, hai nhà thơ Vũ Quần Phương và Vân Long. Sau cuộc tọa đàm, ban tổ chức có thông cáo báo chí qua thư điện tử gửi tới các địa chỉ cần thiết. Người tóm lược những thông tin cuộc tọa đàm trong thông cáo trên đã ghi nhận chưa chính xác:
Bài thơ DẶM VỀ (tức ‘Không đề, Mai chị về’) là của đại tá Nguyễn Đình Tiên nguyên phó Cục trưởng Cục xuất bản Bộ Quốc phòng, không phải của bác sĩ Phan Quang Chấn, nguyên trưởng ban Quân y Trung đoàn Tây Tiến, như thông cáo trên. Sự việc diễn biến: Quang Dũng gạt bỏ bài này trong bản thảo MÂY ĐẦU Ô do Trần Lê Văn tuyển chọn, ông ra dấu “không phải của tôi” (khi ông bị tai biến não, không nói được). Nhà thơ Vân Long đi tìm, bắt gặp trong sổ tay ông Phan Quang Chấn bút tích Quang Dũng chép và đề dưới bài này từ năm 1949: “Không tác giả”, vậy là Quang Dũng rất thống nhất cả khi trên giường bệnh lẫn khi chép thơ hay cho bạn 40 năm trước trong khi vẫn ngâm ngợi phổ biến bài thơ mình yêu thích. Vân Long đủ cơ sở để xác quyết phải tìm ra tác giả DẶM VỀ là ai? Cuộc “truy tìm” này đã được thể hiện trên hai bài báo: Đi tìm xuất xứ một bài thơ (Văn Nghệ số 37, 16/9/1989) và Bài thơ tìm được tác giả (Văn Nghệ số 42-43, 28/10/1989) của Vân Long. Tuyển thơ kháng chiến 1945-1954 tái bản đã bổ sung bài này vào với tên tác giả Nguyễn Đình Tiên vì nhân thân tác giả: họat động CM từ trước 1945 và thời điểm sáng tác hơn là nội dung bài.
Có lẽ căn cứ trên thông cáo chưa chính xác trên, nên tác giả một số bài báo vừa in trong hai tuần vừa qua trên các báo đã “suy ra”: Quang Dũng thường từ chối “không phải của tôi” những bài được người đọc, bạn bè khen (!), và còn cho là bài MAI CHỊ VỀ đã in trong tập MẮT NGƯỜI SƠN TÂY vừa xuất bản.
Để khỏi ảnh hưởng đến tư cách nhà thơ Quang Dũng, đến quyền tác giả của ông Nguyễn Đình Tiên, và bài thơ DẶM VỀ khỏi… phiêu du thêm lần nữa, chúng tôi mời bạn đọc xem lại bài phỏng vấn này, do nhà thơ Vân Long trả lời trên phụ san báo Bảo vệ Pháp luật dịp Tết Đinh Hợi, kèm theo bài thơ đặc biệt này:
SỨC SỐNG MỘT BÀI THƠ MỘT MÌNH
(Trần Thi)
Suốt gần nửa thế kỷ, ai cũng cho bài thơ ‘Dặm về’ (khi lưu truyền còn được gọi là ‘Mai chị về)’ là của nhà thơ Quang Dũng, tác giả Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây... Ai cũng tin, vì chất giọng lãng mạn trong sáng khá gần với chất thơ Quang Dũng, đẳng cấp bài thơ cũng không thua gì những bài hay của Quang Dũng. Chả thế, bài thơ được chép tay, lưu truyền, trình diễn ở các buổi liên hoan trong các vùng kháng chiến cả nước, trong Hà nội tạm chiếm trước 1954 và 35 năm sau đó, thu đĩa thu băng ở Sài gòn và hải ngoại trước và sau 1975, cuốn ‘Thi nhân tiền chiến’ xuất bản tại Sài gòn trước 1975 đều được giới thiệu và in rõ tác giả là Quang Dũng. Thế mà từ một nghi vấn nhỏ, nhà thơ Vân Long đã mở cuộc điều tra qua nhiều người, nhiều hoàn cảnh và tìm được tác giả, trả bản quyền bài thơ cho chủ nhân của nó: Đó là ông Nguyễn Đình Tiên, đại tá nguyên Cục phó Cục xuất bản Bộ quốc phòng. Cả đời, ông chỉ xuất bản cuốn “Chân dung tướng ngụy Sài gòn” và một số truyện ngắn in rải trên các báo, không hề làm một bài thơ nào nữa, nên khi lấy lại được bản quyền bài thơ, ông bèn tập hợp bài, in thêm một tập truyện ngắn cuối đời “Ra giêng anh lại đi tìm” (NXB Quân Đội Nhân Dân, 1990) và in bài thơ “Châu về hợp Phố” này vào bìa 4 tập truyện.
Vì chứng lý chính xác của cuộc điều tra, in trong bài Bài thơ tìm được tác giả của Vân Long (Văn Nghệ số 42-43, 28/10/1989 số đặc biệt Khai mạc Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV), sau đó bài thơ đã được bổ sung vào Tuyển thơ Kháng chiến 1945-1954 tái bản (NXB Hội nhà văn 1995), được định danh, định vị sau đúng nửa thế kỷ bị coi là của Quang Dũng. Trong lịch sử văn học từ xưa đến nay, có lẽ không bài thơ nào có số phận kỳ lạ như vậy! Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài thơ và cuộc trò chuyện của Trần Thi với nhà thơ Vân Long, nguyên chủ tịch Hội đồng Thơ Hội nhà văn Hà nội về cuộc điều tra này:
DẶM VỀMai chị về em gửi gì khôngMai chị về nhớ má em hồngĐường đi không gió lòng sao lạnhBụi vướng ngang đầu, mong nhớ mongQuê chị về xa tít dặm xaRừng thu chiều xao xác canh gàSương buông khắp lối đường muôn ngảNgựa lạc cành hoang, qua lướt quaNgựa chị dừng bên thác trong veoLòng chị buồn khi nắng qua đèoNơi đây lá rạt vương chân ngựaHươu chạy theo đàn, theo ngó theoRừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mangNgựa chị vừa qua thác sao vàngSao trôi đáy nước, rơi chân ngựaBuồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn...Thu 1945Nguyễn Đình Tiên
* * *
P.V. -- Thưa nhà thơ, cuộc điều tra khó khăn nhất là ở khâu nào?
Nhà thơ Vân Long:
-- Có lẽ đó là: dứt được bài thơ ra khỏi cái bóng của ông Quang Dũng phủ lên nó suốt 44 năm, hai người nhất quyết cho là của Quang Dũng là nhà thơ Hoàng Cầm, và nhà văn Nguyễn Dậu. Thậm chí Nguyễn Dậu còn kể “Khi Quang Dũng đến trại thiếu sinh quân chúng tôi, tôi hỏi anh có bài thơ nào hay không? anh vội ra suối tắm đã vứt lại cuốn sổ tay. Các cậu xem có bài nào thích thì chép. Và chính tôi đã chép bài MAI CHỊ VỀ ở cuốn sổ đó!” Chứng cớ này chưa đủ sức thuyết phục, vì trong sổ tay của Quang Dũng có thể có thơ của bạn bè. Điều xác thực và là điểm xuất phát để tôi quyết định điều tra xem ai là tác giả là thời điểm anh Quang Dũng nằm liệt trên giường bệnh, việc soạn bản thảo để xuất bản MÂY ĐẦU Ô hoàn toàn do nhà thơ Trần Lê Văn làm giúp bạn. Tôi giở tập bản thảo sắp đưa nhà in, ngạc nhiên không thấy bài “Mai chị về” mà chính tôi cũng có lần nghe Quang Dũng ngẫu hứng ngâm mấy câu, tôi hỏi “Sao anh không chọn bài thơ đó?” Ông Trần Lê Văn trả lời “Tôi có chọn chứ, nhưng ông Dũng không nhận là thơ của mình” Tôi kinh ngạc: “Vậy thì có thể của ai bài thơ đó? Ai cũng cho là thơ Quang Dũng mà !” Trần Lê Văn: “Tôi có hỏi như vậy, ông Dũng lắc đầu rồi nói một câu nghe không rõ (sau tai biến não) tôi chỉ nghe và đoán được hai tên người là Vũ Hoàng Địch và Phan Quang Chấn”. (Nhà giáo Vũ Hoàng Địch là em trai nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Phan Quang Chấn là bác sĩ quân y trung đoàn Tây Tiến) ...
P.V. :-- Chắc là nhà thơ sẽ tìm đến hai ông này?
V.L.: -- Tôi chỉ biết ông Vũ Hoàng Địch, ông Chấn thì tôi chỉ mới nghe nói, chưa biết ông ở đâu. Ông Vũ Hoàng Địch không dám khẳng định gì nhưng lại cho tôi biết bác sĩ Chấn ở khu tập thể Viện Lao. Khi gặp được bác sĩ Chấn, mắt ông sáng lên một tình cảm đặc biệt khi nghe nhắc đến Quang Dũng. Ông biết điều tôi cần tìm hiểu, liền lục dưới đáy tủ ra một cuốn sổ dày, ông lật lật và giở cho tôi xem mấy trang thơ chép tay. “A! Chữ ông Quang Dũng đây rồi!” Cả tôi và ông Chấn cùng reo lên. Bài thơ đầu chùm đúng là bài tôi đang đi tìm tác giả, nhưng lại đặt tên là “Không đề”, và trớ trêu thay, dưới bài, chữ Quang Dũng lại ghi Không tác giả. Tôi lật tiếp thì đến bài “Tây Tiến” và “Mắt người Sơn Tây”, dưới hai bài đều đề tắt QD. Chữ Quang Dũng chép tiếp cả bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Tôi nghĩ: Bài ‘Mai chị về’ hay ‘Không đề’ này trong sáng, chất lãng mạn cũng không “nặng căn” gì hơn “Mắt người Sơn Tây” để ông phải từ chối nó, nếu nó là con ông đẻ ra. Một bài đặc biệt của Quang Dũng, tôi tìm được trong dịp này là “Chiêu Quân” ông đề rõ bên dưới bài QD 1937, chép ngay trong cuốn sổ này, vậy là tôi đã tìm được bài thơ đầu tiên của Quang Dũng làm năm 16 tuổi. Cùng với bài “Cố quận”, 1940 tìm được sau khi in “Mấy đầu ô”, cho nên ở các tập tuyển sau mới xuất hiện 2 bài này, một dấu hiệu đáng lẽ có thể gọi ông là nhà thơ tiền chiến, nếu 2 bài này đưa in trước 1945.
Vậy có thể kết luận: ‘Không đề, Mai chị về’ hay ‘Dặm về’ không phải thơ của Quang Dũng! Cái lắc đầu của ông bên giường bệnh và bút tích chép thơ cho bạn Phan Quang Chấn từ năm 1949 ở Hang Cáy (Đầm Đa- Chi Nê) đã xác định điều đó! Cần ghi nhận sự trung thực của Quang Dũng khi ông từ chối một bài thơ hay vô chủ mà mọi người đều gán cho ông.
(Nhà thơ cười, nói vui: Trong chuyến “điều tra’ này, về con số mà nói: tôi dứt được khỏi Quang Dũng một bài, lại tìm thấy một đứa con thất lạc của ông, cộng 1 trừ 1, vậy là…vô công!)
P.V. -- Tôi được biết nhà thơ đã đưa những thông tin đó lên báo Văn Nghệ (số 37, 16 tháng 9-1989) trong bài “Đi tìm xuất xứ một bài thơ” để mời mọi người cùng tham gia tìm kiếm. Sau đó...?
V.L.: -- Có nhiều bạn yêu thơ lên tiếng, hầu hết vẫn cho là thơ của Quang Dũng, nhưng không ai có chứng cứ thuyết phục, chỉ duy nhất có anh Nguyễn Hà nói: “Hình như có lần tôi nghe ai đó nói của Nguyễn Đình Tiên!” (một cái tên hoàn toàn xa lạ với làng thơ!). Nhưng đến ngày 27 tháng 9/1989 thì tòa soạn báo Văn Nghệ nhận được thư ông Nguyễn Đình Tiên nhận là tác giả bài thơ, và nhắc đến một vài người biết bài thơ hồi ông mới viết, trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã phổ nhạc bài thơ đó, nhưng bài hát không được phổ biến. Tôi mừng quá! nhạc sĩ này cũng là ông bạn vong niên của tôi, tôi liền đến gặp nhạc sĩ, rồi cùng ông đến nhà ông Nguyễn Đình Tiên, hai ông nhận ra nhau ngay, và hàn huyên nhớ lại những người bạn chung ngày ấy...
P.V. -- Và thế là mọi người phải “tâm phục khẩu phục” kết luận cuộc điều tra?
V.L. : -- Sự việc không đơn giản thế! Gán một bài thơ nổi tiếng cho một người không thấy làm thơ bao giờ cũng khó như bứt bài thơ đó ra khỏi nhà thơ nổi tiếng Quang Dũng! Chính những người gần gũi ông nhất trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp lại không tin điều này: “Ông Nguyễn Đình Tiên là một cán bộ mẫu mực, lý trí, tính nguyên tắc cao hơn cả... cán bộ tổ chức. Sao ông có thể là tác giả bài thơ lãng mạn đó?”
P.V. -- Tôi nghe nói Giáo sư – tiến sĩ Đình Quang là em ruột ông Nguyễn Đình Tiên, sao nhà thơ không xác minh bằng cách hỏi ông Đình Quang?
V.L. -- Lúc đó tôi chưa biết mối quan hệ anh em của hai ông. Nhưng để hai anh em trong nhà làm chứng cho nhau, liệu công chúng có chịu tin?
P.V. -- Vậy nhà thơ thuyết phục mọi người bằng cách nào?
V.L.-- Ngoài dẫn lời nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc và mấy người bạn chung của hai ông, tôi còn phải đưa ra một chứng lý rất… xã hội học.
P.V. -- Xin nhà thơ cho nghe chứng lý ấy!
V.L.:-- Nhà thơ Vũ Cao cũng là bạn lâu năm của Nguyễn Đình Tiên, kể cho tôi câu chuyện:
“Một đêm giao thừa ở Việt Bắc, cơ quan báo chỉ còn tôi và anh Thâm Tâm ở lại trực. Ngồi bên đống lửa chống rét, khi câu chuyện đi vào chiều sâu, tôi tâm tình với anh: Muốn nói gì thì nói, bài Tống biệt hành vẫn là bài thơ rất hay, xúc động lòng người. Đêm nay chỉ còn anh và tôi, anh cho phép tôi đọc lại bài thơ ấy nhé! Thâm Tâm khẽ gật đầu. Khi tôi đọc, từng câu, từng câu mắt anh rưng rưng lệ. Tôi đọc xong, anh lấy khăn tay lau mắt, rồi nghiêm giọng cấm tôi từ nay không được đọc bài ấy nữa. (Bài ‘Tống biệt hành’ thời gian ấy bị phê phán). Thâm Tâm lúc đó là thư ký tòa soạn báo QĐND, ông có thể ngồi lì cả buổi, cả ngày bên bàn viết, tính nguyên tắc rất cao... khác hẳn con người nghệ sĩ của ông trước Cách mạng như tôi được biết...”
Muốn trở thành con người mới, Thâm Tâm quyết dứt bỏ đứa con tinh thần của mình. Phải chăng Nguyễn đình Tiên cũng có sự thay đổi quyết liệt con người mình như vậy?
P.V. :-- Nhà thơ có ấn tượng gì về tác giả Nguyễn Đình Tiên?
V.L. -- Đó là một con người trung thực với mình trong sáng tạo thơ. Khi ông nhận ra con người mình chỉ làm được giọng thơ này, là giọng điệu không phù hợp với thời kỳ Cách mạng thì ông quyết không làm thơ nữa. Ông bảo tôi: “Khi làm xong bài thơ ấy, tôi coi nó bình thường thôi, sẽ chẳng ai nhớ đến nó làm gì! Thơ bấy giờ phải viết như ông Trần Mai Ninh (tác giả ‘Nhớ máu, Tình sông núi’), chứ không thể vẩn vơ, lãng mạn như bài của tôi !”.
Thật tiếc là ông không đi cùng chúng ta tới ngày hôm nay để thấy thêm: Loài hoa nào cũng có vị trí của nó trong vườn hoa của cộng đồng dân tộc!
P.V.:-- Theo nhà thơ, vì sao bài thơ “Dặm về” lại có số phận trôi nổi độc đáo như vậy?
V.L.:-- Có thể cắt nghĩa bằng hoàn cảnh xã hội, cuộc kháng chiến toàn quốc đã đảo lộn tận gốc rễ cách sống của mỗi người, nhiều điều lớn lao hơn, cần quan tâm hơn là sở hữu chủ của một bài thơ khi mà chủ của nó cũng gần như quên có nó trên đời. Nhưng trước tiên, muốn có được số phận trôi nổi đó, bài thơ phải hay, nếu không, nó đã chìm nghỉm từ lâu. Sức sống của bài thơ hay quyết liệt hơn ý chí chủ quan của con người!
P.V. :-- Chúng ta đang bước vào thời điểm Đại Hội nhà văn lần thứ VIII, bài kết thúc cuộc “điều tra văn học” của ông. Bài thơ tìm được tác giả lại in vào số báo Văn Nghệ đặc biệt chào mừng Đại Hội nhà văn lần thứ IV (28-10-1989), Đại hội của đổi mới văn học. Ông có nhận định gì về trường hợp ông Nguyễn Đình Tiên với hiện tượng một bài độc đáo này?
V.L. -- Có lẽ mời bạn đọc lại lá thư của ông Nguyễn Đình Tiên nói về xuất xứ bài thơ để hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của nó và tâm thế người viết. Ông Nguyễn Đình Tiên tuy mới học qua trung học thời Pháp, nhưng đã đọc văn học Pháp không cần qua bản dịch. Ở tầm hiểu biết văn hoá Pháp và trào lưu Tự Lực văn đoàn, ông có thể được coi là thế hệ trí thức cũ đi với Cách mạng. Nền văn hoá cơ bản đó giúp ông tránh được những non yếu trong ngôn ngữ thơ ngay ở bài thơ đầu, không những thế, sự lặp lại cố ý như một điệp khúc ở câu cuối mỗi khổ thơ (Bụi vướng ngang đầu, mong nhớ mong / Ngựa lạc cành hoang, qua lướt qua / Hươu chạy theo đàn, theo ngó theo / Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn) như ông nói với tôi, là ảnh hưởng một bài thơ Pháp ông còn nhớ được. Nhưng điều chủ yếu bài thơ hay là được viết trong trạng thái xúc động nhất lúc đầu đời của tác giả (nghe tin đó ‘người bạn gái tri âm sẽ phải rời xa mình’) như sét đánh ngang tai). Chỉ qua vài nét trong lá thư dưới đây ta đã có thể hình dung đó là một dạng tình yêu bị dồn nén (bởi mặc cảm). Hai người còn gần gụi nhau hơn “tình chị em” kiểu Lá diêu bông của Hoàng Cầm vì họ cùng ở độ tuổi 20! Gặp được một cô gái (hẳn là xinh đẹp thông minh) cùng trình độ ở một tỉnh lẻ đâu phải dễ! Tác giả không thể không viết để giải toả ẩn ức nội tâm. Vì vậy mà truyền được sức sống của nó qua thời gian và qua bao thế hệ.
P.V. --Xin cảm ơn nhà thơ!
Nguồn:
http://nguyentrongtao.info/2012/06/19/bai-tho-dam-ve-khong-phai-cua-quang-dung/
P.V. -- Thưa nhà thơ, cuộc điều tra khó khăn nhất là ở khâu nào?
Nhà thơ Vân Long:
-- Có lẽ đó là: dứt được bài thơ ra khỏi cái bóng của ông Quang Dũng phủ lên nó suốt 44 năm, hai người nhất quyết cho là của Quang Dũng là nhà thơ Hoàng Cầm, và nhà văn Nguyễn Dậu. Thậm chí Nguyễn Dậu còn kể “Khi Quang Dũng đến trại thiếu sinh quân chúng tôi, tôi hỏi anh có bài thơ nào hay không? anh vội ra suối tắm đã vứt lại cuốn sổ tay. Các cậu xem có bài nào thích thì chép. Và chính tôi đã chép bài MAI CHỊ VỀ ở cuốn sổ đó!” Chứng cớ này chưa đủ sức thuyết phục, vì trong sổ tay của Quang Dũng có thể có thơ của bạn bè. Điều xác thực và là điểm xuất phát để tôi quyết định điều tra xem ai là tác giả là thời điểm anh Quang Dũng nằm liệt trên giường bệnh, việc soạn bản thảo để xuất bản MÂY ĐẦU Ô hoàn toàn do nhà thơ Trần Lê Văn làm giúp bạn. Tôi giở tập bản thảo sắp đưa nhà in, ngạc nhiên không thấy bài “Mai chị về” mà chính tôi cũng có lần nghe Quang Dũng ngẫu hứng ngâm mấy câu, tôi hỏi “Sao anh không chọn bài thơ đó?” Ông Trần Lê Văn trả lời “Tôi có chọn chứ, nhưng ông Dũng không nhận là thơ của mình” Tôi kinh ngạc: “Vậy thì có thể của ai bài thơ đó? Ai cũng cho là thơ Quang Dũng mà !” Trần Lê Văn: “Tôi có hỏi như vậy, ông Dũng lắc đầu rồi nói một câu nghe không rõ (sau tai biến não) tôi chỉ nghe và đoán được hai tên người là Vũ Hoàng Địch và Phan Quang Chấn”. (Nhà giáo Vũ Hoàng Địch là em trai nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Phan Quang Chấn là bác sĩ quân y trung đoàn Tây Tiến) ...
P.V. :-- Chắc là nhà thơ sẽ tìm đến hai ông này?
V.L.: -- Tôi chỉ biết ông Vũ Hoàng Địch, ông Chấn thì tôi chỉ mới nghe nói, chưa biết ông ở đâu. Ông Vũ Hoàng Địch không dám khẳng định gì nhưng lại cho tôi biết bác sĩ Chấn ở khu tập thể Viện Lao. Khi gặp được bác sĩ Chấn, mắt ông sáng lên một tình cảm đặc biệt khi nghe nhắc đến Quang Dũng. Ông biết điều tôi cần tìm hiểu, liền lục dưới đáy tủ ra một cuốn sổ dày, ông lật lật và giở cho tôi xem mấy trang thơ chép tay. “A! Chữ ông Quang Dũng đây rồi!” Cả tôi và ông Chấn cùng reo lên. Bài thơ đầu chùm đúng là bài tôi đang đi tìm tác giả, nhưng lại đặt tên là “Không đề”, và trớ trêu thay, dưới bài, chữ Quang Dũng lại ghi Không tác giả. Tôi lật tiếp thì đến bài “Tây Tiến” và “Mắt người Sơn Tây”, dưới hai bài đều đề tắt QD. Chữ Quang Dũng chép tiếp cả bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Tôi nghĩ: Bài ‘Mai chị về’ hay ‘Không đề’ này trong sáng, chất lãng mạn cũng không “nặng căn” gì hơn “Mắt người Sơn Tây” để ông phải từ chối nó, nếu nó là con ông đẻ ra. Một bài đặc biệt của Quang Dũng, tôi tìm được trong dịp này là “Chiêu Quân” ông đề rõ bên dưới bài QD 1937, chép ngay trong cuốn sổ này, vậy là tôi đã tìm được bài thơ đầu tiên của Quang Dũng làm năm 16 tuổi. Cùng với bài “Cố quận”, 1940 tìm được sau khi in “Mấy đầu ô”, cho nên ở các tập tuyển sau mới xuất hiện 2 bài này, một dấu hiệu đáng lẽ có thể gọi ông là nhà thơ tiền chiến, nếu 2 bài này đưa in trước 1945.
Vậy có thể kết luận: ‘Không đề, Mai chị về’ hay ‘Dặm về’ không phải thơ của Quang Dũng! Cái lắc đầu của ông bên giường bệnh và bút tích chép thơ cho bạn Phan Quang Chấn từ năm 1949 ở Hang Cáy (Đầm Đa- Chi Nê) đã xác định điều đó! Cần ghi nhận sự trung thực của Quang Dũng khi ông từ chối một bài thơ hay vô chủ mà mọi người đều gán cho ông.
(Nhà thơ cười, nói vui: Trong chuyến “điều tra’ này, về con số mà nói: tôi dứt được khỏi Quang Dũng một bài, lại tìm thấy một đứa con thất lạc của ông, cộng 1 trừ 1, vậy là…vô công!)
P.V. -- Tôi được biết nhà thơ đã đưa những thông tin đó lên báo Văn Nghệ (số 37, 16 tháng 9-1989) trong bài “Đi tìm xuất xứ một bài thơ” để mời mọi người cùng tham gia tìm kiếm. Sau đó...?
V.L.: -- Có nhiều bạn yêu thơ lên tiếng, hầu hết vẫn cho là thơ của Quang Dũng, nhưng không ai có chứng cứ thuyết phục, chỉ duy nhất có anh Nguyễn Hà nói: “Hình như có lần tôi nghe ai đó nói của Nguyễn Đình Tiên!” (một cái tên hoàn toàn xa lạ với làng thơ!). Nhưng đến ngày 27 tháng 9/1989 thì tòa soạn báo Văn Nghệ nhận được thư ông Nguyễn Đình Tiên nhận là tác giả bài thơ, và nhắc đến một vài người biết bài thơ hồi ông mới viết, trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã phổ nhạc bài thơ đó, nhưng bài hát không được phổ biến. Tôi mừng quá! nhạc sĩ này cũng là ông bạn vong niên của tôi, tôi liền đến gặp nhạc sĩ, rồi cùng ông đến nhà ông Nguyễn Đình Tiên, hai ông nhận ra nhau ngay, và hàn huyên nhớ lại những người bạn chung ngày ấy...
P.V. -- Và thế là mọi người phải “tâm phục khẩu phục” kết luận cuộc điều tra?
V.L. : -- Sự việc không đơn giản thế! Gán một bài thơ nổi tiếng cho một người không thấy làm thơ bao giờ cũng khó như bứt bài thơ đó ra khỏi nhà thơ nổi tiếng Quang Dũng! Chính những người gần gũi ông nhất trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp lại không tin điều này: “Ông Nguyễn Đình Tiên là một cán bộ mẫu mực, lý trí, tính nguyên tắc cao hơn cả... cán bộ tổ chức. Sao ông có thể là tác giả bài thơ lãng mạn đó?”
V.L. -- Lúc đó tôi chưa biết mối quan hệ anh em của hai ông. Nhưng để hai anh em trong nhà làm chứng cho nhau, liệu công chúng có chịu tin?
P.V. -- Vậy nhà thơ thuyết phục mọi người bằng cách nào?
V.L.-- Ngoài dẫn lời nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc và mấy người bạn chung của hai ông, tôi còn phải đưa ra một chứng lý rất… xã hội học.
P.V. -- Xin nhà thơ cho nghe chứng lý ấy!
V.L.:-- Nhà thơ Vũ Cao cũng là bạn lâu năm của Nguyễn Đình Tiên, kể cho tôi câu chuyện:
“Một đêm giao thừa ở Việt Bắc, cơ quan báo chỉ còn tôi và anh Thâm Tâm ở lại trực. Ngồi bên đống lửa chống rét, khi câu chuyện đi vào chiều sâu, tôi tâm tình với anh: Muốn nói gì thì nói, bài Tống biệt hành vẫn là bài thơ rất hay, xúc động lòng người. Đêm nay chỉ còn anh và tôi, anh cho phép tôi đọc lại bài thơ ấy nhé! Thâm Tâm khẽ gật đầu. Khi tôi đọc, từng câu, từng câu mắt anh rưng rưng lệ. Tôi đọc xong, anh lấy khăn tay lau mắt, rồi nghiêm giọng cấm tôi từ nay không được đọc bài ấy nữa. (Bài ‘Tống biệt hành’ thời gian ấy bị phê phán). Thâm Tâm lúc đó là thư ký tòa soạn báo QĐND, ông có thể ngồi lì cả buổi, cả ngày bên bàn viết, tính nguyên tắc rất cao... khác hẳn con người nghệ sĩ của ông trước Cách mạng như tôi được biết...”
P.V. :-- Nhà thơ có ấn tượng gì về tác giả Nguyễn Đình Tiên?
V.L. -- Đó là một con người trung thực với mình trong sáng tạo thơ. Khi ông nhận ra con người mình chỉ làm được giọng thơ này, là giọng điệu không phù hợp với thời kỳ Cách mạng thì ông quyết không làm thơ nữa. Ông bảo tôi: “Khi làm xong bài thơ ấy, tôi coi nó bình thường thôi, sẽ chẳng ai nhớ đến nó làm gì! Thơ bấy giờ phải viết như ông Trần Mai Ninh (tác giả ‘Nhớ máu, Tình sông núi’), chứ không thể vẩn vơ, lãng mạn như bài của tôi !”.
Thật tiếc là ông không đi cùng chúng ta tới ngày hôm nay để thấy thêm: Loài hoa nào cũng có vị trí của nó trong vườn hoa của cộng đồng dân tộc!
P.V.:-- Theo nhà thơ, vì sao bài thơ “Dặm về” lại có số phận trôi nổi độc đáo như vậy?
V.L.:-- Có thể cắt nghĩa bằng hoàn cảnh xã hội, cuộc kháng chiến toàn quốc đã đảo lộn tận gốc rễ cách sống của mỗi người, nhiều điều lớn lao hơn, cần quan tâm hơn là sở hữu chủ của một bài thơ khi mà chủ của nó cũng gần như quên có nó trên đời. Nhưng trước tiên, muốn có được số phận trôi nổi đó, bài thơ phải hay, nếu không, nó đã chìm nghỉm từ lâu. Sức sống của bài thơ hay quyết liệt hơn ý chí chủ quan của con người!
P.V. :-- Chúng ta đang bước vào thời điểm Đại Hội nhà văn lần thứ VIII, bài kết thúc cuộc “điều tra văn học” của ông. Bài thơ tìm được tác giả lại in vào số báo Văn Nghệ đặc biệt chào mừng Đại Hội nhà văn lần thứ IV (28-10-1989), Đại hội của đổi mới văn học. Ông có nhận định gì về trường hợp ông Nguyễn Đình Tiên với hiện tượng một bài độc đáo này?
V.L. -- Có lẽ mời bạn đọc lại lá thư của ông Nguyễn Đình Tiên nói về xuất xứ bài thơ để hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của nó và tâm thế người viết. Ông Nguyễn Đình Tiên tuy mới học qua trung học thời Pháp, nhưng đã đọc văn học Pháp không cần qua bản dịch. Ở tầm hiểu biết văn hoá Pháp và trào lưu Tự Lực văn đoàn, ông có thể được coi là thế hệ trí thức cũ đi với Cách mạng. Nền văn hoá cơ bản đó giúp ông tránh được những non yếu trong ngôn ngữ thơ ngay ở bài thơ đầu, không những thế, sự lặp lại cố ý như một điệp khúc ở câu cuối mỗi khổ thơ (Bụi vướng ngang đầu, mong nhớ mong / Ngựa lạc cành hoang, qua lướt qua / Hươu chạy theo đàn, theo ngó theo / Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn) như ông nói với tôi, là ảnh hưởng một bài thơ Pháp ông còn nhớ được. Nhưng điều chủ yếu bài thơ hay là được viết trong trạng thái xúc động nhất lúc đầu đời của tác giả (nghe tin đó ‘người bạn gái tri âm sẽ phải rời xa mình’) như sét đánh ngang tai). Chỉ qua vài nét trong lá thư dưới đây ta đã có thể hình dung đó là một dạng tình yêu bị dồn nén (bởi mặc cảm). Hai người còn gần gụi nhau hơn “tình chị em” kiểu Lá diêu bông của Hoàng Cầm vì họ cùng ở độ tuổi 20! Gặp được một cô gái (hẳn là xinh đẹp thông minh) cùng trình độ ở một tỉnh lẻ đâu phải dễ! Tác giả không thể không viết để giải toả ẩn ức nội tâm. Vì vậy mà truyền được sức sống của nó qua thời gian và qua bao thế hệ.
P.V. --Xin cảm ơn nhà thơ!
Nguồn:
http://nguyentrongtao.info/2012/06/19/bai-tho-dam-ve-khong-phai-cua-quang-dung/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét