CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

NƠI VẠN AN TỰ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

 

Ba vị đại hiệp là giáo chủ Trương Vô Kỵ, tả sứ Dương Tiêu và Vi Nhất Tiếu nhắm ngay Vạn An Tự xuất phát, ngôi chùa này ở trước một khu rừng nhỏ, gồm có một dẫy nhà cao bốn tầng, phía sau có một bảo tháp cao 13 tầng, so với diện tích chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam thì cũng không nhỏ hơn, và cũng là một thắng tích nổi tiếng cuả đại đô thời đó, vì quá rộng nên ba người cứ men theo gốc cây đại thụ mà tiến vào, không gặp một trở ngại nào cả, cứ thấy quân tuần tiễu đi tới thì nhẩy lên nóc nhà để tránh. Thấy mọi căn phòng trong trang viện đều không có đèn, duy nhất ở tầng thứ sáu trên bảo tháp sáng mà thôi. 

Ba vị dùng khinh công nhẩy đến nơi, giáo chủ Trương Vô Kỵ thì nằm ngửa dưới đất hé cửa nhìn vào trong. Khe cửa quá hẹp phải lấy tay nhích ra thêm chút nữa mới nhìn rõ vào trong được, chỉ thấy trên cái đôn gốm hạng quí có thò ra hai chân một thiếu nữ, đều mang hài xanh, trên mũi hài đều đính một viên dạ minh châu chiếu sáng, còn phía trên thì không thấy, sau lưng thì hình như có hai bóng người đứng hầu bảo vệ, phía trước thì có một cái ghế gỗ, kẻ ngồi trên đó là chưởng môn phái Côn Luân Hà Thái Xung. Chỉ nghe tiếng nói cuả  cô nương giọng trong trẻo nhưng đầy uy lực:
- Bổn cô nương là người Bắc địch, giòng dõi tổ tiên  là Thành Cát Tư Hãn xứ Mông Cổ, kiến thức văn hoá không có, nhân tiện đây xin được tiên sinh giảng giải cho biết chút đỉnh về những phái võ trong Võ Lâm Trung Nguyên. Hay thôi để đỡ làm phiền tiên sinh, xin tiên sinh chỉ nói về phái Côn Luân Tây Vực của mình cũng tạm đủ.
Chưởng môn phái Côn Luân là Hà Thái Xung vẫn ngồi trên ghế lên tiếng nói đều đều:
- Thưa quận chuá nương nương, vào cuối thời nhà Tống đầu đời nhà Nguyên thì có ba phái Võ ra đời cùng một lượt, là phái Võ Đang của Trương Chân Nhân trụ ở dẫy Núi Tam Phong, quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc. Một phái ở núi Nga My tỉnh Tứ Xuyên do tổ sư Quách Tương thứ nữ cuả hai đại nữ hiệp Quách Tĩnh Hoàng Dung thành lập. Phái thứ ba tại Tây Vực trong dẫy Côn Luân này, Tổ sư là Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo sáng lập ra. Vị này có hai người con trai, người con cả tên là Hà Túc Tắc, người con thứ là Hà Túc Đức. Vì hiếu kỳ bởi lời nói cuả Quách Tương nữ hiệp nên Hà tiên sinh cho phép người con cả qua bên Việt Nam học nghệ. Lúc bấy giờ thì ở xứ Việt Nam có hai nhân tài, nhưng vì xứ này có tới 7.000 năm văn hiến, mà Trung Quốc chỉ có 4.000  năm mà thôi!  Nên chuyện thiên tài hay vô tài hoặc có tài cũng không có ai quan tâm hâm mộ, vị trưởng tử Hà Túc Tắc qua tới nơi thì mới đầu học nghệ với một vị nữ lưu, vị này được mệnh danh là “Nhị Tuyệt” có tài vừa đánh răng vừa thổi sáo, có nghiã là hai hàm răng cuả vị Tuyệt này bị gẫy cả, mà phải làm hai hàm răng giả. Buổi tối trước khi đi ngủ thì tháo hai hàm răng giả này ra ngậm vào trong cốc nước, sáng dậy thì mang hai hàm răng giả ra lấy chân đè lên, dùng bàn chải đánh răng chà thuốc vào rồi chà lên hai hàm răng, còn miệng ở không thì huýt sáo bản nhạc “Giòng sông Xanh” hay “Cầu sông Quai”. Sau một thời gian theo học, nhưng thấy có một trở ngại là sau khi thành tài, lại phải tới nhà trồng răng thuê thợ nhổ hết cả hai hàm răng, sau này chỉ ăn cháo thì phiền phức và tốm kém quá, nên đành thôi.  Sau này thì gặp được vị Tam Tuyệt, vị này cũng là một nhân tài thời đó, theo một vị đại quan qua Pháp du học về ngành thổi kèn “Bú Dích”. Qua một thời gian sáu năm thì vị này tốt nghiệp thành tài, về nước vừa là nhạc trưởng nhạc cung đình, ban đêm lại là nhạc trưởng “nhạc phòng trà”. Vị này có một người anh cũng là thiên tài, có danh là Huỳnh Hoa. Huỳnh Hoa có khả năng thổi một lúc hai kèn, hoặc có thể thổi vừa kèn vưà sáo, miệng thổi kèn mũi thổi sáo [harmonica], vừa thổi hai thứ, miệng còn ăn chuối hoặc uống nước trà. Sau một thơì gian thì Hà Túc Tắc thành công, về lại Tây Vực nhưng chỉ muốn hành nghề âm nhạc nghệ thuật mà thôi, nên ngành võ chưởng môn đựợc chuyển qua cho người em ruột là Hà Túc Đức [vị này là nội tổ cuả tại hạ]. Sau đó vị này truyền cho thân phụ cuả tại hạ là Hà Thái Tố, ông nội và phụ thân tại hạ bình bình không có gì xuất sắc cho lắm, nhưng đến khi truyền cho tại hạ thì danh tiếng phái Côn Luân lên như diều.
- Gặp cơ may à ?
- Không phải vậy, chả là tên của tại hạ là Hà Thái Xung, lúc thanh niên thì Xung lắm, cổ nhân Chung Hoa có nói “Nhất nhật bất cấu tinh keo như kẹo”, nên phải cưới một lúc năm cô vợ mới đã, tuy nhiên tối ngày cứ cấu với bẹo, không bao lâu thành liệt, sau nhờ uống thuốc “Tam Tinh hải cẩu bổ thận hoàn” của nhà thuốc Võ Văn Vân sản xuất ở Sài gòn, nên mọi việc rất là thuận chiều mát mái, từ đó thiên hạ gọi tại hạ là Côn Luân Tam Tinh.
- Xin có lời chúc lành cho chưởng môn! Một lúc mà là Tam Tinh chắc là Bắc Đẩu, Nam Tào và Quả Tạ ?
- Dạ không dám, Tam Tinh đây là “Tam Tinh hải cẩu”.
- Vậy họ Hà [trong Ngũ Độc Giáo] ở Vân Nam phò trợ cho Lương Vương thứ hoàng tử cuả vua Thuận Đế nhà đại Nguyên thì quan hệ họ hàng thế nào? Ra sao?
- Thực ra thì họ hàng như thế nào tại hạ không được rõ, và cũng không có ai truyền lại một điều gì? Chỉ biết được một điều là các vị Hà Thủ Ô, Hà Thiết Túc sau này đến Hà Thiết Thủ vị nào đảm nhiệm làm giáo chủ Ngũ Độc Giáo Vũ Lăng, tỉnh Vân Nam thì đều tự chặt cụt cánh tay trái cuả mình giống y như Thần Điêu đại hiệp Dương Quá vậy?
Quận chuá nương nương nói nhỏ gì vớí một vị đứng đằng sau mình:
- Hãy mang tất cả các vị nam nữ hiệp trong phái Côn Luân thả tự do cho họ.
 
*
Quận chúa nói với vi đại hiệp mặc áo vàng đứng bên:
-Cho mời Chưởng môn nhân Đường Văn Lượng phái Không Động.
Một vị lão đại hiệp được đưa vào và được mời an toạ, thì quận chuá nương nương nói:
- Xin đại hiệp cứ tự nhiên giới thiệu về Bang Phái cuả mình? có sao nói vậy? Không cần thêm và cũng không cần bớt ?
- Dạ thưa quận chuá nương nương, môn hộ là Không Động, có hai thời kỳ hiểu hơi khác nhau, trước đây khoảng năm mươi năm thì phái Không Động được Võ Lâm Trung Nguyên hiểu làm vầy, chả là trong dẫy núi Tung Sơn tỉnh Hà Nam có sáu ngọn núi, thì đại phái Thiếu Lâm tọa một ngọn gọi là ngọn Thiếu Thất, năm ngọn còn lại goị là Ngũ  Nhạc, chia ra làm năm phái, Trung Nhạc là cuả phái Tung Sơn ở vào quãng giữa, Đông Nhạc, Tây Nhạc, Nam Nhạc và Bắc Nhạc thì các phái như Hoa Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn chia nhau thống lĩnh. Điều đặc biệt là trên năm quả nuí Ngũ Nhạc này đều có hang động như Tư Quá Nhai... nên các phái có nhà ở và có hang động để núp gió, núp mưa. Riêng phái Không Động đến sau, không có mỏm núi nào để mà thống trị nữa, nên bất đắc dĩ làm nhà trên đất bằng phẳng mà ở mà sinh hoạt võ thuật, sau này thì lại mang ý nghiã như sau, chả là cái bộ tinh yếu võ học cuả bổn môn là “Thất Thương Quyền” thì tất cả có năm phần, nhưng bình thường các môn đệ chỉ được phép học tơí phần thứ ba mà thôi. Còn phần thứ tư thì không chép mà chỉ cho khắc văn tự vào trong cán con dao chuỷ thủ, mà chỉ có chưởng môn mới có quyền cất giữ bảo quản, mà cũng chỉ có chưởng môn nhân cho phép ai học phần thứ tư này thì ngươì đó mới được học. Học xong phần này thì qua phần thứ năm có sẵn với ba phần trước, sau này không biết vì lý do gì  thanh dao chuỷ thủ mất tích, mà phần khẩu quyết thứ tư cũng mất theo luôn, thành ra chỉ tập đến phần thứ ba thì thôi, mà tập tiếp phần thứ năm [không có phần thứ tư] thì bị nội thương tẩu hoả nhập ma, thành ra ai cũng bị nội thương cả.
- Tất cả từ trên xuống dưới bản phái đều bị nội thương? Vậy các vị trong phái Không Động đến Đỉnh Quang Minh cuả Minh giáo để làm gì?
- Chả dấu gì quận chuá nương nương, đại sư Không Văn phương trượng chuà Thiếu Lâm thấy Ngũ Đại Môn Phái ít quá, nên đề nghị thêm phái Không Động vào nưã nói là Lục đại môn phái cho nó oai.
- Từ trên xuống dươí toàn phái đã không có ai cục cưạ gì được thì đến đỉnh Quang Minh bằng cách nào?
- Dạ khải bẩm quận chuá là mọi ngườì phái Không Động đều đựợc phái Thiếu Lâm cho lên võng lên cáng cắt cử đệ tử khiêng đi.
- Vậy tổng quản cho tha hết tất cả các đại hiệp nữ hiệp trong phái võ Không Động trở về nguyên quán. Cho mời Diệt Tuyệt sư thái phái Nga My lên có đôi lời thăm hỏi.
 
*
Hai người mặc áo vàng vào thưa lại vơí quận chuá nương nương là : “vị Diệt Tuyệt sư thái này đã tuyệt thực năm ngày hôm nay rồi, sức khỏe yếu ớt lắm?” Vậy cho mời học trò cưng cuả sư thái tên là Chu Chỉ Nhược lên gặp cũng được, quận chuá noí:
- Cô nương thay mặt sư phụ biểu diễn võ công bổn môn cuả phái Nga My cho bổn cô nương nhàn lãm, chỉ cần muá một lần rồi về chỗ cũ qui an.
Chu Chỉ Nhược khuôn mặt bình thản nói:
- Dù sao đi nưã thì phái võ Nga My không được liệt vào hạng Thái Sơn Bắc Đẩu cuả Võ Lâm Trung Nguyên, tuy nhiên cũng không thuộc vào loại đồ bỏ, đâu có thể mang ra muá may cho bọn Hồ Lỗ dã man  bọn Ma nữ ngoại tộc nhòm ngó cho được ?
- Nói không dở , đáng lẽ thì ta chặt một ngón tay cuả cô nương, nhưng cô nương đã có gan nói như vậy thì ta lấy kiếm khứa mấy đường trên mặt, trên má cô nương trông giống như Tây Marốc xem thế nào? Nói xong là làm liền, chỉ thấy hàn quang lấp lánh lóe lên, giáo chủ Trương Vộ Kỵ hoảng quá vội móc trong túi quần ra chiếc hộp Vàng quăng ngay vào , chiếc hộp vàng bị thanh kiếm Ỷ Thiên chặt ra làm đôi, văng vào trong góc phòng, và ba người cùng nhẩy vào một lượt: Trương vô Kỵ, Dương Tiêu và Vi Nhất Tiếu. Mọi người trong sảnh bảo vệ quận chuá cũng sững sờ chả ai nói lời nào. Quận chuá nói:
- Cái hộp vàng có gì để cho giáo chủ Minh Giáo ghét đến như thế?
Trương vô Kỵ vội vàng đáp :
- Quận chuá nương nương nghĩ sai rồi, nếu cái hộp vàng là một vật đáng ghét thì tại sao lúc nào tại hạ đi đâu cũng mang nó theo kè kè bên mình?
Nói rồi lại góc phòng lượm chiếc hộp mang lên quận chúa la lớn: “Đưa ngay cho ta ?”
Giáo chủ bèn hai tay đưa chiếc hộp vàng cho quận chúa, quận chúa cầm lên nhìn thoáng qua mặt rất lấy làm thất vọng hất hàm hỏi:
- Chỉ có bấy nhiêu thôi sao ? Hôm trước bổn cô nương có sai Tiền Nhị Bài trong “ Thần Tiễn Bát Hùng” gửi cho giáo chủ một bức thư, giáo chủ có nhận được bức thư này không?
Trương Vô Kỵ thuận miệng đọc luôn:
- Thân khải Trương giáo chủ: “Hộp vàng hai tầng, linh cao “Hắc Ngọc đọan tục cao” cất bên trong từ lâu. Bông hoa ngọc trong chiếc trâm cài rỗng ruột, đựng bài thuốc  giải “Thất Trùng Thất Hoa Độc” ở đó. Hai thứ ấy đã tặng chàng lâu rồi, sao còn phải vất vả tìm kiếm? Hay là thấy vật mọn mà rẻ rúng, đem tặng lại con hầu? Chẳng hoá ra phụ tấm chân tình cuả tiện thiếp lắm ru?”
Quận chuá thẫn thờ hỏi:
- Vậy còn chiếc Trâm cài đầu đâu? Mà chỉ có chiếc hộp Vàng này không thôi?
Qua vài giây suy nghĩ ngắn ngủi giáo chủ Minh Giáo Trương Vô Kỵ trân trọng trả lời:
- Khải bẩm quận chuá kể ra thì cũng hơi dài dòng, chả là xíng xáng Kim Dung [tức Trà Lương Dung tức Louis Cấm Dùng] là một trong 10 vị tài chủ giầu có nứt đó đổ vách nhất Hương Cảng, tiên sinh có nhà in riêng kiêm luôn nhà xuất bản và phát hành sách báo, lại làm chủ một lúc nào là Hồng Kông Minh Báo  [nhật báo] rồi Tuần báo rồi Nguyệt báo, lại kiêm nhiệm luôn cả hãng phim Minh Thị, công việc đa đoan bề bộn như vậy nên cái chuyện  Kiếm Hiệp Kỳ Tình “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” tiên sinh chỉ có thì giờ viết phác hoạ dàn bài, phần còn lại toàn là thuê thợ công nhân nhà văn viết thế vào. Kẻ viết ít thì mươi trang, kẻ nhiều thì vài chục vài trăm trang, viết feiulleton cho báo ngày, Viết xong là hết, có ai ngờ đâu lại ăn khách, lại quay thành phim cinema, rồi lại in ấn thành tác phẩm dầy cộm đồ sộ, bộ nào bộ nấy cũng tròm trèm từ sáu đến tám đến mười tập, thành ra lại mướn người biên tập lại, viết lại, trong đó có đại văn hào Cổ Long, nhân vật cũng thay mà tình tiết cũng thay, tên bộ sách cũng thay luôn, ai đọc bộ cũ rồi thì lại phải mua bộ mới đọc lại, còn không thì chả hiểu ất giáp gì cả, Còn tám bộ phim vừa Cô Gái Đồ Long vừa Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì bộ nào cũng khác bộ nào. Bộ năm 2006 do nam tài tử Ngô Khải Huê thủ vai Trương vô Kỵ và Tuyết Mễ thủ vai Tiểu Chiêu thì toàn là những người già trên bốn mươi tuổi thủ vai chính, mà bộ năm 2010 thì lại toàn là trẻ con dưới 14 tuổi đóng. Tuy nhiên bộ mới này nhân vật Ân Ly đóng rất tuyệt, cảnh trí rất là tuyệt vời, kẻ viết thuê nhiều quá không biết ai vào với ai? Kẻ sau viết không theo dõi người viết trước đã viết cái gì? Viết tưới hạt sen vào thì cái chuyện “Hộp bằng Vàng” thì ngăn dưới đựng Hắc Ngọc Đoạn Tục Cao, ngăn trên đựng cây trâm với hai hột ngọc trai, Cao dùng chữa trị cho tam sư bá Dư Đại Nham và lục sư thúc Ân Lê Đình hết rồi. Còn cái trâm hột ngọc, chả lẽ tại hạ dùng để đâm vào cổ cho chết, chả lẽ cái trâm biến đi đâu ? Đây chẳng qua là viết nhăng viết cuội, viết trước quên sau? Những điều tâm can mà tại hạ đã trình bày vơí quận chuá, còn tin hay không hoàn toàn do nơi quận chuá? 
 
                                                                                 chuvươngmiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét