HOA DẠI(Tâm sự một nhà thơ)Tôi là loài hoa dạimọc bên đườngtỏa sắc hươngdịu lòng những ông bốtrên đường đến xưởngnhững bà mẹđi thăm ruộng trở vềTôi thêm nét vui tươicho cô gái quêxách làn đi chợCác cô cậu học tròmặt mày hớn hởcười với tôi mỗi buổi đến trườngTôi đứng đâymở lòng đón gió bốn phươngđể thêm sắc thêm hươngcho người đời thêm đẹp dạBạn đừng tưởng đời tôi êm ảnhư mặt nước hồtôi đã bao phen nghiêng ngảtrước những trận gió toCó lúc thân tôi xác xơtả tơi từng cánhlá rụng phấn baylịm dần trong đêm lạnhnhưng nghĩ đến ngày maitôi gượng dậy mỉm cườiTuy nhiênnếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôiđến một ngôi nhà sang trọngdành cho tôichỗ ngồi ấm cúngcó kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cànhtôi vẫn lắc đầunhìn dưới chân mìnhmảnh đất nhỏtôi vô cùng yêu mếnTôi sốngkhông phải để riêng ai âu yếmsắc hương nàytôi muốn sẻ chiacho tất cả mọi ngườitừ em bé ngây thơđến các cụ già trăm tuổiVà nếu nơi đâynước dâng bão nổitấm thân nàytan nát cuốn muôn nơitôi vẫn vuibởi phấn nhụy của tôisẽ mọc lêntrăm ngàn cây hoa mới(Phạm Đức Nhì)
Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài bàn về Lý Thuyết Thơ được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Hoa Dại là bài thơ thuộc loại này.
Tứ: Tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.
Ý: Bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ
Giải Thích Thêm Về “Tứ Thơ”
Khi nghe nói hoa dại người đọc sẽ có thể nghĩ đến một loại hoa khác với loại “hoa nhà” được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn.
Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:
1/ Môi Trường
a/ Hoa Dại: Mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.
b/ Hoa Nhà: Được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, “nuông chiều” và dĩ nhiên, an toàn.
2/ Tự Do
a/ Hoa Dại: Gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.
b/ Hoa Nhà: Chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.
3/ Đối Tượng Phục Vụ:
a/ Hoa Dại: Phục vụ tất cả những người qua lại
b/ Hoa Nhà: Phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa, bạn bè của họ
Từ Tứ Suy Ra Ý - Nghĩa Bóng
Sau đây là nghĩa bóng (ý) của bài thơ, liên quan đến nhân cách của thi sĩ. Bài thơ muốn nói đến hai loại thi sĩ: Thi Sĩ Hoa Dại và Thi Sĩ Hoa Nhà.
1/ Môi Trường
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Không chức vụ (trong chính quyền), không đặc quyền đặc lợi, không được che chắn, bảo vệ. Thơ là tiếng lòng chân thật nên dễ đụng chạm, sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào – nghĩa là Thi Sĩ Hoa Dại phải có cái tính “ngông”, coi thơ trọng hơn một cuộc sống no ấm, an bình.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Bám vào hoặc dựa dẫm quyền hành để được chữ “an thân”, được quyền lợi vật chất cho mình và gia đình, thường được gọi là “nhà thơ cung đình” (của chế độ), coi sự chân thật trong thơ, hồn thơ nhẹ hơn danh lợi.
2/ Tự Do
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Viết tự do, thoải mái, không chịu áp lực, kiểm soát từ người có chức, quyền, tiền bạc, tứ thơ hướng đến một khung trời rộng hơn, một chân trời xa hơn, giọng điệu cao sang hơn.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Viết theo “đơn đặt hàng” (trực tiếp hoặc gián tiếp) của những người có quyền chức cao, bạc tiền nhiều nên đề tài bó buộc, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, viết không vừa lòng chủ thì sẽ “mất” hết, tứ thơ chật hẹp, giọng điệu ít nhiều có tính nịnh bợ, hèn kém.
3/ Đối Tượng Phục Vụ:
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Phục vụ tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, nhờ thế nhân cách cao đẹp.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Phục vụ một thiểu số có chức quyền, tiền bạc nên nhân cách hèn kém.
Những tính xấu như tham quyền, tham danh lợi, thích được an nhàn không những làm tâm hồn của thi sĩ mờ đục mà ngay chính thơ của Ngài cũng thiếu trong sáng, tươi mát. Thi sĩ kiểu ấy xã hội nào cũng có và thường chiếm số khá đông.
Kết Luận
Cho nên khi làm thơ, nếu mang cái tâm thế của loài Hoa Dại sẽ được Nàng Thơ chào đón niềm nở và thân tình hơn.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
https://lythuyetthoabc.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét