Thi sĩ Trần Phù Thế vừa gởi tặng tôi- Nguyên Lạc 3 tập thơ: Cõi Tình, Giỡn Bóng Chiêm Bao và Gọi Khan Giọng Tình- Thư Ấn Quán của thi văn sĩ Trần Hoài Thư xuất bản.
Tôi đã từng giới thiệu rất rõ về thi sĩ Trần Phù Thế trong bài viết đã đăng trên các trang trong cũng như ngoài nước VỀ CHỮ “BẬU”.
Cảm ơn tấm thịnh tình của thi sĩ, tôi xin trích dẫn vài bài thơ tiêu biểu trong các thi tập của anh và nhân dịp xin được giới thiệu đến các bạn quê hương thân mến của chúng tôi: xã Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng/ Ba Xuyên.
Anh Trần Phù Thế cùng quê Đại Ngãi và cùng học Trung học Hoàng Diệu, Sóc Trăng với tôi, thuộc lớp đàn anh.
Nguyên Lạc
I. Vài bài thơ tiêu biểu:
Xin được trích ra đây vài bài thơ tiêu biểu trong 3 tập thơ trên của Trần Phù Thế:
THẤY BÓNG CHẲNG HÌNHnhớ em thấy bóng chẳng hìnhthấy trăng trước ngõ thấy mình bơ vơbỏ đi từ đó đến giờkhi nào em nghĩ thằng khờ năm xưathằng khờ đợi gió đội mưađợi bao nhiêu khổ ngóng chờ ánh trănggió lay mờ tỏ bóng hằngmà anh cứ ngỡ bước chân ai vềnhớ mòn giấc ngủ cơn mêthấy hình chẳng bóng nằm kề song songđời anh mộng thực quay mòngnhư con cá nược lội vòng theo gheBÓNG HÌNH LÀ MÁU THỊT TÔIôm hình từ buổi sơ sinhtừ khi tiếng khóc bình minh cuộc đờibóng hình là một trên đờiđừng ai chia cắt tách rời hai nơibóng hình là máu thịt tôiTƯỞNGhôm qua một bữa se mìnhthiếu em nên tưởng bóng hình trong mêtưởng em tay gối nằm kềnào hay em vẫn chưa về bên anhvề đi khi tóc còn xanhngày mai tóc trắng em đành lòng saoNGÃ TƯ CỘT LỒNG ĐÈNanh từ Đại Ngãi đếnem từ Long Phú quasống nhờ trên sông nướcgặp nhau thật bất ngờnơi tụ điểm thương hồnơi hẹn hò bến đậukhẳm lừ ghe dưa hấuno đầy xuồng khoai langcon nước rong tràn bờghe anh dừng bến đợixuồng em hờ gát máiđôi chèo phơi sương đêmvô tình anh quen emNgã Tư Cột Lồng Đènnơi ngày xưa mẹ đếnchở hàng xuôi ngược đêmnơi ngày xưa cha đếnyêu mẹ qua câu hòtrăng sao làm nguyệt lãocưới nhau chuyện bất ngờ*rồi chiến tranh chợt đếnhai đứa hai phương trờirồi chiến tranh chợt tắthai đứa vẫn hai nơitình cờ anh ghé thămbến xưa ghe quen đậudễ chừng mười mấy nămgặp em thành cô giáocô giáo dạy vùng venđôi mắt dấu chân chimthời gian phai màu tócnhưng em vẫn hồn nhiênnhìn em trên bục giảngduyên dáng như thuở nàoanh thấy lòng xao xuyếnnhư lần đầu gặp nhauTUỔI THƠ ĐẠI NGÃIthương em đứt ruột bây giờtôi con cá chốt lên bờ kho tiêumười năm xa ngái Mương Điềutôi qua Hậu Thạnh cũng liều một phenthương em chân đất dính phèntuổi thơ đội nắng tóc đen cháy vàngem từ Đường Đức em sangvắt cơm hai bữa đò ngang hai lầnnhớ từ vạt áo em nângbước lên bến nước mỗi lần gặp tôiem cười nở cả đôi môibởi tôi húi trọc mồ hôi chảy ròngnắng gì buổi sáng đã hungnước không mát nỗi dòng sông quê mìnhnhớ từ ngụp lặn nước sìnhbuổi trưa cút bắt tụi mình la rântrống trường thúc dục mấy lầntay quơ vội áo xách quần chạy lênthầy chờ cửa lớp bên thềmroi mây nhịp nhịp kêu tên hết hồnnhớ từ vườn ổi cầu trơnbuổi trưa đứng bóng tôi trườn liếp rauem bò níu áo phía sauthấy cây chùm ruột em cào lưng tôicũng đành chìu ý em thôiđưa tay hái trái hụt rơi xuống bùnem cười trong lúc tôi runcó ai ăn trộm đã từng như tôi?nhớ từ Đại Ngãi, Chùa Dơisáng lên “ngựa sắt” chiều ngồi Sóc Trăngngày qua Trường Khánh mấy lầnnghe thơm cớm giẹp từng sân nếp nhàthương em trước tuổi mười bathương quê Vàm Tấn nước nhoà bóng trăngvà em mới tuổi mười lămbỏ con sông Hậu bỏ vàm Cù Laocòn tôi biết tới thuở nào?đợi con “cá cháy” lội vào sông xưa!(Trần Phù Thế)
II. Đại Ngãi quê chúng tôi:
Đặc biệt là bài thơ anh Trần Phù Thế viết tặng tôi và thơ tôi hồi đáp anh, đã được đăng trên Sáng Tạo org và nhiều trang khác:
TRỞ LẠI ĐẠI NGÃI(Gởi anh Phạm Bá Hoa & Nguyên Lạc) *mấy mươi năm trở lại đâyhồn xưa quê cũ vẫn đầy bóng trăngđêm đi quanh quẩn chợ làngnghe hồn Đại Ngãi lang thang đâu rồicái tên Vàm Tấn tôi ơibao năm giờ đã đổi dời ra saobước chân tôi vắng tiếng chàotình thâm nghĩa cũ người nao đâu rồingập ngừng đường đất của tôichợ xưa chồm hổm gọi mời gái quêmấy cây trứng cá sum xuêbuổi trưa bóng mát làm mê dân nghèotôi lần ven chợ đi theobờ sông bến nước xuồng neo cất hàngnhìn hoài chẳng thấy đò ngangbến đò năm trươc giờ san sác nhàbước chân lại dẫn lối xưaTây Nam xay lúa bụi mờ bến sôngxuồng câu Đường Đức ngược dòngđợi con nước nhửng nước ròng thăm câucá lăng cá úc xôn xaothương con cá cháy biệt màu thời giantuồi thơ dấu ấn tuổi vàngbún ngon cá cháy mở màng trứng thơmnhớ chiều nhớ thuở chiều hômthuyền đi thấp thoáng cánh buồm trong sươngcù lao Dung ôm đại dươngmênh mông sông Hậu còn vương tấc lòngnhớ hoài con cá lòng tonghươ tay khỏa nước đặc sông tìm mồivà con cá chốt tôi ơi!kho tiêu ngày cũ nuôi đời dân đennhớ thôi trường cũ đường quengiờ sao lạ hoắc lạnh thềm gạch xưanghe đâu hồn cũ bây giờnghe đâu trong gió bóng cờ tung baythầy Sinh như đứng giảng bàitóc xanh vưong bụi phấn lay bóng ngườimỗi lần cô Lệ nói cườilà như tiếng hát mặn đời tuối thơtôi về kỷ niệm xa mờnghe trong tiềm thức đợi chờ bóng aisáu mươi năm thật là dàimà sao tiếng gió còn lay sân trường…Trần Phù Thế
……………….
* Phạm Bá Hoa nguyên là Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh (Cần Thơ) trước 75, cùng quê Đại Ngãi với Trần Phù Thế và tôi.
Bài thơ hồi đáp của Nguyên Lạc:
* Phạm Bá Hoa nguyên là Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh (Cần Thơ) trước 75, cùng quê Đại Ngãi với Trần Phù Thế và tôi.
Bài thơ hồi đáp của Nguyên Lạc:
NHỚ VỀ ĐẠI NGÃI/ VÀM TẤN(Gởi thi sĩ Trần Phù Thế & anh Phạm Bá Hoa)Dẫn:“Đất Sóc Trăng khô cằn nước mặnAnh ra Vàm Tấn chở (đổi) nước về xàiVề nhà sau trước không aiHỏi ra em đã theo trai mất rồi”(ca dao)“Muốn ăn ba khía, ốc len [*]Thì xuống Rạch Gốc khéo quên đường vềAi mà muốn học thổi kènNạo dừa hầm với ốc len ăn hoài”(Ca dao tây nam bộ)“Tháng bảy nước chảy Cà MauTháng mười ba khía hội kéo nhau đi làmU Minh, Rạch Gốc, rừng tràmMuỗi kêukệ muỗi tao ham ba khía rồi”(Ca dao tây nam bộ)Nhập:Dặn lòng thôi nhớ chi quêNhắn chi bạn hỡi lời thê thiết buồn!Nhắc chi ngày cũ thân thươngSóng lòng Đại Ngãi tợ sông vỡ bờ!1.Tha hương xuân hạ tháng ngàyHồn quê xưa cũ vẫn hoài trong tôiCái tên Vàm Tấn tôi ơi!Trăm năm vẫn nhớ những lời ca dao“Ra sông đổi nước ngọt nàoVề nhà trông trước trông sau vắng nàng!Hỏi ra đã bỏ mất đàngTheo trai bậu nỡ phụ phàng tình tôi!”Cái tên Đại Ngãi tôi ơi!Làm sao quên được một thời thiết tha?Hồn xưa trường cũ bây giờVẫn trong tôi buổi chào cờ sớm maiĐiếng hồn lời gọi trả bàiĐau tay thước khẽ… thầy rầy nhớ không?2.Mươi năm dài đủ hay không?Để quên con nước lớn ròng Hậu giangĐể quên xanh rũ hàng bầnCầu tre lắt lẻo con còng gió xanhCái càng “tổ chảng” “chành bành”Kẹp tay rướm máu buồn lòng tuổi thơ!Bãi bùn rượt chạy “có cờ”Thòi lòi đỏ mắt ngẩn ngơ trố nhìnNhớ con “nước lợ” mùa lênỐc len ken đặc mùa tình nước rongNhớ cua ba khía đỏ càngNhớ mùi mắm khía ngọt lòng dân quêCá linh theo nước mùa vềNhớ con cá cháy bụng sề trứng ngonNgọt ngào thời ấy có còn?Thân yêu quê cũ chưa mòn trong tôi!Đò ngang Nhơn Mỹ thăm ngườiCồn xanh trái ngọt miệng cười tay traoSầu riêng môi mớm tình nhauGiờ đây bạc tóc…. lời nào nhớ thương!Mất nhau từ thuở đoạn trường!Biệt ly từ thuở bạo cường lên ngôi!Nhớ đêm Đường Đức tiễn ngườiMãi trong tâm thức bóng người bên sôngRa đi là biết: Đừng mongRa đi là biết “xa xăm nghìn trùng”!Nhớ chi đến Cù Lao Dung?Nghiệt oan người chịu đau thương người đành!Oan khiên thấu tận trời xanhSinh ly. Tử biệt. Sâm thương cuộc nào!Kết:Xuân về phố lạ xôn xaoNhớ chi cố quận mà trào lệ tâm?Quê giờ đổi mới biết không?Sao không thay đổi nỗi lòng đã xưa?Đổi đi thôi chắc cũng vừa!Làm sao níu được bốn mùa đổi thay?Cố hương. giấc mộng u hoàiCố nhân. những tiếng thở dài đêm trôi!Nguyên Lạc
…………..
Chú Thích:
Giải thích những chữ dùng trong các bài thơ trên:
* Đổi nước: thật ra là mua và bán nước ngọt (nước uống được), nhưng để tránh chữ “bán nước”, người ta nói trại là đổi nước.
* Cây khoai mì (tên miền Nam) hay Sắn (tên miền Bắc)
* Phương ngữ, Khẩu ngữ (slang) miền tây nam bộ:
– “Tổ chảng”: “bự chà bá”, “to tổ chảng” “chành bành” (to quá mức, bự quá mức thường thấy.
– chạy “có cờ”: chạy nhanh thành hàng
* Nước “nhửng” là nước đứng – thời gian giao tiếp giữa ròng/lớn.
* Nước “lợ” là nước hòa trộn giữa nước ngọt/ nước sông từ thượng nguồn đổ xuống với nước mặn/ nước từ biển tràn vào, thường ở mùa nắng/ khô.
* Đại Ngãi tên cũ là Vàm Tấn, nhà máy xay lúa Tây Nam, Nhơn Mỹ, Đường Đức, Cù Lao Dung là địa danh nhắc trong các bài thơ.
— Quê tôi, xã Đại Ngãi (Vàm Tấn) huyện Long Phú – Sóc Trăng tọa lạc ở bờ nam sông Hậu, đối diện ngang sông bờ bắc là Huyện Cầu Kè – Vĩnh Long. Đối diện giữa sông, bên phải là cù lao Dung chạy dài tới cửa biển Đông, bên trái là nhiều cồn nhỏ nổi song song nhau (với những bờ cây bần chạy dọc theo bãi) giữa là khe nước chảy êm đềm. (Dải đất nổi giữa giòng sông, lớn gọi là Cù Lao, nhỏ gọi là Cồn. Vàm là đất tại ngã ba sông, nơi rạch chảy ra sông hoặc sông con chảy ra sông lớn. Vàm Đại Ngãi/ Vàm Tấn là nơi sông nhỏ Đại Ngãi chảy vào sông Hậu/ Bassac).
— Cù Lao Dung (dãi đất dài nổi lên giữa sông, bắt đầu từ Đại Ngãi chạy ra tận cửa biển Trần Đề, dài ước lượng khoảng 20 – 24 cây số (12 – 14 miles) (?) ngang độ 1/2 cây số ( 1/4 mile), với “trại cải tạo” Cồn Cát nổi tiếng dành cho các sĩ quan “Ngụy” và những người vượt biển bị bắt.
Trong Cù Lao Dung và trong Đại Ngãi có rất nhiều rạch nhỏ, hai bên bãi bùn có rất nhiều dừa nước, bắt ngang rạch bởi những cầu đòn tre lắt léo. Nơi bãi bùn có nhiều còng gió, cá thòi lòi, ốc len… và các bụi ô rô, cóc kèn…
Sông Hậu từ campuchia chảy qua Long Xuyên, Cần Thơ rồi chảy ra chảy ra biển Đông. Trước khi đến xã Đại Ngãi khoảng 3 km (2 miles) là xã Nhơn Mỹ, thuộc huyện Kệ Sách. Chợ xã Nhơn Mỹ tọa lạc trên bờ đất tại ngã ba bờ phải sông Hậu (hướng chạy ra biển) và rạch Nhơn Mỹ. Phía đối diện chợ Nhơn Mỹ, giữa sông Hậu là cồn Quốc Gia: Đây là nơi ông TT Nguyễn Văn Thiệu VNCH có lần ghé thăm, vì nó nổi tiếng trù phú với vườn sầu riêng và chôm chôm.
Để hiểu rõ thêm về Đại Ngãi, mời các bạn đọc trích đoạn dưới đây từ hồi ức của anh Phạm Bá Hoa:
[ …
Bassac là một trong hai nhánh sông của sông Mékong, bắt nguồn từ xứ Tây Tạng (Tibet), dài khoảng 4200 km. Sông Mékong chảy qua Trung Quốc (China), biên giới Lào, Thái Lan, Cam Bốt (Campuchia) và khi vào Việt Nam chia làm 2 nhánh với tên gọi Mékong (Sông Tiền hay Tiền Giang) và Bassac (Sông Hậu hay Hậu Giang). Cả hai nhánh sông Mékong và Bassac đổ ra Biển Đông qua 9 cửa sông : Cửa Đại, Cửa Tiểu, Ba lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu (của nhánh Mékong) Định An, Ba Thắc và Trần Đề /hay Tranh Đề (của nhánh Bassac). Tên “Cửu Long” có thể do phiên âm từ tiếng Pháp: “Mékong” sang tiếng Việt, mà cũng có thể do “9 cửa sông” (Cửu Long theo Hán Việt là 9 con rồng) mà có tên chăng?
Sông Mékong vừa dài, vừa chảy ngang qua những vùng nhiều mưa nên lưu lượng trung bình lên đến 90.000 m3 trong mỗi giây đồng hồ. Cũng trong mỗi giây đồng hồ, sông này chuyên chở đến 15 phần 10,000 (15/10,000) trọng lượngt phù sa bồi đắp cho vùng đồng bằng Cửu Long ngày càng thêm trù phú, trong đó có quê tôi: làng Đại Ngãi.
Đại Ngãi gối đầu lên bờ nam sông Bassac, duỗi mình về hướng Sóc Trăng. “Xương sống” của Đại Ngãi là con đường Đại Ngãi – Sóc Trăng dài khoảng 19 km, và “mạch sống” của Đại Ngãi là sông Đại Ngãi (sông Vàm Tấn?). Khoảng giữa tỉnh lộ Sóc Trăng về Đại Ngãi có một thị trấn nhỏ tên Dang Cơ/ Văn Cơ (Trường Khánh), phần lớn cư dân nơi đây là người Việt gốc Campuchia và Việt gốc Hoa. Đường trải đá hòa trong lớp nhựa mỏng nên mặt đường nhiều loang lỗ. Hai bên đường có hàng cây tràm với dáng ngoằn nghèo cung cấp một ít bóng mát. Khi lá rụng xuống làm cho nước ruộng có màu vàng sậm. Cuối đường là bờ sông Bassac, có chiếc cầu tàu trên phao nổi nhưng chẳng mấy khi tàu cập vào đây.
Con sông Đại Ngãi dẫn vào Ngã Tư, từ đây rẽ phải vào Sóc Trăng, rẽ trái xuống Rạch Ròi, Tổng Cán thuộc quận Long Phú; nếu đi thẳng sẽ đến Cổ Cò rồi Bạc Liêu, Cà Mau. Từ sông Bassac vào nhánh sông Vàm Tấn/ Đại Ngãi, bên bờ phải là làng Đại Ngãi, tiếp đến là Hậu Thạnh, Sóc Thép…; bên bờ trái là làng Long Đức, sâu vào là Long Hưng thuộc quận Long Phú phía bờ biển.
Nhà ba má tôi ở Long Đức, gần bờ sông Bassac (sông Hậu) nhưng gắn bó với Đại Ngãi hơ. Bởi Long Đức bên này sông còn Đại Ngãi bên kia sông; mà bên kia sông có chợ, có phố, có Nhà Việc (tức Trụ sở xã), có ngôi trường cũ kỷ, có Chùa Bà rêu phong, có nhà giây thép (tức bưu điện) nho nhỏ khang trang, có chiếc cầu tàu và có bến xe đò đi tỉnh lỵ. Nói chung gia đìng ba má tôi sống bên Long Đức nhưng phần lớn sinh hoạt bên làng Đại Ngãi
Sông Đại Ngãi vào mùa “nước lợ”, nước mằn mặn – Vì nước sông Hậu / Bassac hạ xuống , do mùa khô, nên nước biển tràn vào pha trộn- có những ghe chở “nước ngọt”- nước uống được- chèo dọc theo sông để bà con “đổi nước” uống và nấu ăn. “Đổi nước” là cách dùng chữ “nói trại” đế tránh chữ “bán nước”, chớ thật ra lúc ấy “nước ngọt” cũng là món hàng đem bán cho bà con ở các vùng “nước lợ” tiêu thụ.
Chú Thích:
Giải thích những chữ dùng trong các bài thơ trên:
* Đổi nước: thật ra là mua và bán nước ngọt (nước uống được), nhưng để tránh chữ “bán nước”, người ta nói trại là đổi nước.
* Cây khoai mì (tên miền Nam) hay Sắn (tên miền Bắc)
* Phương ngữ, Khẩu ngữ (slang) miền tây nam bộ:
– “Tổ chảng”: “bự chà bá”, “to tổ chảng” “chành bành” (to quá mức, bự quá mức thường thấy.
– chạy “có cờ”: chạy nhanh thành hàng
* Nước “nhửng” là nước đứng – thời gian giao tiếp giữa ròng/lớn.
* Nước “lợ” là nước hòa trộn giữa nước ngọt/ nước sông từ thượng nguồn đổ xuống với nước mặn/ nước từ biển tràn vào, thường ở mùa nắng/ khô.
* Đại Ngãi tên cũ là Vàm Tấn, nhà máy xay lúa Tây Nam, Nhơn Mỹ, Đường Đức, Cù Lao Dung là địa danh nhắc trong các bài thơ.
— Quê tôi, xã Đại Ngãi (Vàm Tấn) huyện Long Phú – Sóc Trăng tọa lạc ở bờ nam sông Hậu, đối diện ngang sông bờ bắc là Huyện Cầu Kè – Vĩnh Long. Đối diện giữa sông, bên phải là cù lao Dung chạy dài tới cửa biển Đông, bên trái là nhiều cồn nhỏ nổi song song nhau (với những bờ cây bần chạy dọc theo bãi) giữa là khe nước chảy êm đềm. (Dải đất nổi giữa giòng sông, lớn gọi là Cù Lao, nhỏ gọi là Cồn. Vàm là đất tại ngã ba sông, nơi rạch chảy ra sông hoặc sông con chảy ra sông lớn. Vàm Đại Ngãi/ Vàm Tấn là nơi sông nhỏ Đại Ngãi chảy vào sông Hậu/ Bassac).
— Cù Lao Dung (dãi đất dài nổi lên giữa sông, bắt đầu từ Đại Ngãi chạy ra tận cửa biển Trần Đề, dài ước lượng khoảng 20 – 24 cây số (12 – 14 miles) (?) ngang độ 1/2 cây số ( 1/4 mile), với “trại cải tạo” Cồn Cát nổi tiếng dành cho các sĩ quan “Ngụy” và những người vượt biển bị bắt.
Trong Cù Lao Dung và trong Đại Ngãi có rất nhiều rạch nhỏ, hai bên bãi bùn có rất nhiều dừa nước, bắt ngang rạch bởi những cầu đòn tre lắt léo. Nơi bãi bùn có nhiều còng gió, cá thòi lòi, ốc len… và các bụi ô rô, cóc kèn…
Sông Hậu từ campuchia chảy qua Long Xuyên, Cần Thơ rồi chảy ra chảy ra biển Đông. Trước khi đến xã Đại Ngãi khoảng 3 km (2 miles) là xã Nhơn Mỹ, thuộc huyện Kệ Sách. Chợ xã Nhơn Mỹ tọa lạc trên bờ đất tại ngã ba bờ phải sông Hậu (hướng chạy ra biển) và rạch Nhơn Mỹ. Phía đối diện chợ Nhơn Mỹ, giữa sông Hậu là cồn Quốc Gia: Đây là nơi ông TT Nguyễn Văn Thiệu VNCH có lần ghé thăm, vì nó nổi tiếng trù phú với vườn sầu riêng và chôm chôm.
Để hiểu rõ thêm về Đại Ngãi, mời các bạn đọc trích đoạn dưới đây từ hồi ức của anh Phạm Bá Hoa:
[ …
Bassac là một trong hai nhánh sông của sông Mékong, bắt nguồn từ xứ Tây Tạng (Tibet), dài khoảng 4200 km. Sông Mékong chảy qua Trung Quốc (China), biên giới Lào, Thái Lan, Cam Bốt (Campuchia) và khi vào Việt Nam chia làm 2 nhánh với tên gọi Mékong (Sông Tiền hay Tiền Giang) và Bassac (Sông Hậu hay Hậu Giang). Cả hai nhánh sông Mékong và Bassac đổ ra Biển Đông qua 9 cửa sông : Cửa Đại, Cửa Tiểu, Ba lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu (của nhánh Mékong) Định An, Ba Thắc và Trần Đề /hay Tranh Đề (của nhánh Bassac). Tên “Cửu Long” có thể do phiên âm từ tiếng Pháp: “Mékong” sang tiếng Việt, mà cũng có thể do “9 cửa sông” (Cửu Long theo Hán Việt là 9 con rồng) mà có tên chăng?
Sông Mékong vừa dài, vừa chảy ngang qua những vùng nhiều mưa nên lưu lượng trung bình lên đến 90.000 m3 trong mỗi giây đồng hồ. Cũng trong mỗi giây đồng hồ, sông này chuyên chở đến 15 phần 10,000 (15/10,000) trọng lượngt phù sa bồi đắp cho vùng đồng bằng Cửu Long ngày càng thêm trù phú, trong đó có quê tôi: làng Đại Ngãi.
Đại Ngãi gối đầu lên bờ nam sông Bassac, duỗi mình về hướng Sóc Trăng. “Xương sống” của Đại Ngãi là con đường Đại Ngãi – Sóc Trăng dài khoảng 19 km, và “mạch sống” của Đại Ngãi là sông Đại Ngãi (sông Vàm Tấn?). Khoảng giữa tỉnh lộ Sóc Trăng về Đại Ngãi có một thị trấn nhỏ tên Dang Cơ/ Văn Cơ (Trường Khánh), phần lớn cư dân nơi đây là người Việt gốc Campuchia và Việt gốc Hoa. Đường trải đá hòa trong lớp nhựa mỏng nên mặt đường nhiều loang lỗ. Hai bên đường có hàng cây tràm với dáng ngoằn nghèo cung cấp một ít bóng mát. Khi lá rụng xuống làm cho nước ruộng có màu vàng sậm. Cuối đường là bờ sông Bassac, có chiếc cầu tàu trên phao nổi nhưng chẳng mấy khi tàu cập vào đây.
Con sông Đại Ngãi dẫn vào Ngã Tư, từ đây rẽ phải vào Sóc Trăng, rẽ trái xuống Rạch Ròi, Tổng Cán thuộc quận Long Phú; nếu đi thẳng sẽ đến Cổ Cò rồi Bạc Liêu, Cà Mau. Từ sông Bassac vào nhánh sông Vàm Tấn/ Đại Ngãi, bên bờ phải là làng Đại Ngãi, tiếp đến là Hậu Thạnh, Sóc Thép…; bên bờ trái là làng Long Đức, sâu vào là Long Hưng thuộc quận Long Phú phía bờ biển.
Nhà ba má tôi ở Long Đức, gần bờ sông Bassac (sông Hậu) nhưng gắn bó với Đại Ngãi hơ. Bởi Long Đức bên này sông còn Đại Ngãi bên kia sông; mà bên kia sông có chợ, có phố, có Nhà Việc (tức Trụ sở xã), có ngôi trường cũ kỷ, có Chùa Bà rêu phong, có nhà giây thép (tức bưu điện) nho nhỏ khang trang, có chiếc cầu tàu và có bến xe đò đi tỉnh lỵ. Nói chung gia đìng ba má tôi sống bên Long Đức nhưng phần lớn sinh hoạt bên làng Đại Ngãi
Sông Đại Ngãi vào mùa “nước lợ”, nước mằn mặn – Vì nước sông Hậu / Bassac hạ xuống , do mùa khô, nên nước biển tràn vào pha trộn- có những ghe chở “nước ngọt”- nước uống được- chèo dọc theo sông để bà con “đổi nước” uống và nấu ăn. “Đổi nước” là cách dùng chữ “nói trại” đế tránh chữ “bán nước”, chớ thật ra lúc ấy “nước ngọt” cũng là món hàng đem bán cho bà con ở các vùng “nước lợ” tiêu thụ.
Hò ơ ớ ơ ơ …Đất Sóc Trăng khô cằn nước mặnAnh ra Vàm Tấn chở (đổi) nước về xàiVề nhà sau trước không ai (ớ ờ)Hò ơ ớ ơ ơ …Hỏi ra em đã theo trai mất rồi (ơ ơ)
Cá Lẹp:
Sản phẩm đặc biệt của Đại Ngãi là cá lẹp. Có 2 loại: Cá lẹp Trắng và cá lẹp huyết. Gọi là cá lẹp huyết chẳng qua vãy của loại này màu vàng vàng, có chút phơn phớt hồng trên đó, chứ không đến mức đỏ lòm như máu/ huyết. Thịt của cá lẹp rất ngon, nhưng phải cái tội là xương rất nhiều. Ăn ngon nhất là luộc, gói bánh tráng chấm nước mắm. Ai sợ xương thì không cách gì thưởng thức được.
Cá cháy:
Nói đến cá lẹp mà quên không nhắc đến một giống cá rất đặc biệt , nối tiếng sông Bassac thì chưa phải là dân làng Long Đức – Đại Ngãi: Đó là cá cháy. Cá cháy nấu canh mẵn, ăn với bún là tuyệt diệu đến mức không bao giờ quên, dù chỉ một lần thưởng thức.
Người “đi lưới” chỉ đánh bắt được cá cháy trên sông Bassac đến ngang Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khoảng giữa tháng hai âm lịch: Đây là thời gian cá từ cửa biển vào vùng nước này để đẻ, nên lúc ắy bộ trứng của nó nặng hơn thân.
Cá cháy kho rệu (rịu) có hương vị tuyệt diệu khác: Cá cháy phải kho với mía lau và kho khỏang 10-12 tiếng đồng hồ, lúc ấy xương mềm như bột, mà là loại bột rất bùi. Ăn luôn thịt cá lẫn xương cá…]- Phạm Bá Hoa.
Ốc len
Sản phẩm đặc biệt của Đại Ngãi là cá lẹp. Có 2 loại: Cá lẹp Trắng và cá lẹp huyết. Gọi là cá lẹp huyết chẳng qua vãy của loại này màu vàng vàng, có chút phơn phớt hồng trên đó, chứ không đến mức đỏ lòm như máu/ huyết. Thịt của cá lẹp rất ngon, nhưng phải cái tội là xương rất nhiều. Ăn ngon nhất là luộc, gói bánh tráng chấm nước mắm. Ai sợ xương thì không cách gì thưởng thức được.
Cá cháy:
Nói đến cá lẹp mà quên không nhắc đến một giống cá rất đặc biệt , nối tiếng sông Bassac thì chưa phải là dân làng Long Đức – Đại Ngãi: Đó là cá cháy. Cá cháy nấu canh mẵn, ăn với bún là tuyệt diệu đến mức không bao giờ quên, dù chỉ một lần thưởng thức.
Người “đi lưới” chỉ đánh bắt được cá cháy trên sông Bassac đến ngang Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khoảng giữa tháng hai âm lịch: Đây là thời gian cá từ cửa biển vào vùng nước này để đẻ, nên lúc ắy bộ trứng của nó nặng hơn thân.
Cá cháy kho rệu (rịu) có hương vị tuyệt diệu khác: Cá cháy phải kho với mía lau và kho khỏang 10-12 tiếng đồng hồ, lúc ấy xương mềm như bột, mà là loại bột rất bùi. Ăn luôn thịt cá lẫn xương cá…]- Phạm Bá Hoa.
Ốc len
Ốc len (Cerithidea obtusa) là loài ốc thuộc họ Potamididae, sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, đây là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: ốc len hầm nước dừa.
Ở vùng Đại Ngãi quê chúng tôi, đến mùa ốc len ken đặc xung quanh các bụi dừa nước.
@. Mời các bạn thưởng thức món “Ốc len hầm dừa” của Tạ Phong Tần:
“…Lấy tay bốc con ốc lên, kê miệng vô hút cái rột cho con ốc chạy tọt vô miệng, cái vị béo, vị mằn mặn, ngòn ngọt của nước cốt dừa hòa với mùi thơm của sả, vị ngon lạ lùng đặc biệt của con ốc len mà không có loại ốc nào có, tạo thành một vị ngon riêng không thể diễn tả bằng lời được, mà hãy cứ tự mình nấu rồi tự mình thưởng thức thì mới hiểu vì sao giá ốc len bán ở trên trời. Cho nên, người miền Tây có câu: “Ai mà muốn học thổi kèn/ Nạo dừa hầm với ốc len ăn hoài”.
Ăn ốc len hầm dừa chủ yếu là húp nước cốt dừa và “hửi” thêm mùi vị con ốc, thiệt là giá cho cái sự “hửi” này hơi bị cao chót vót, người nghèo ngó lên trẹo cổ như chơi.
Ăn ốc len phải thưởng thức từ từ mới thấm hết cái vị ngon của nó. Một phần vì nó quá ít, ăn như Trư Bát Giới ăn nhân sâm thì ở đâu có mà ăn, một phần vì con ốc nhỏ mà phải cầm lên mút mút, hút hút cho nó chạy thịt ra, làm sao mà nhanh được. Đôi khi chặt đuôi ốc cạn quá, hút ốc không ra, nước cốt dừa trong con ốc khô rang, không hút nữa mà bỏ con ốc trở vô chén của mình, cho nó thấm nước cốt dừa trở lại, một lúc sau lại bốc lên hút tiếp… “ (“Ốc len hầm dừa” của Tạ Phong Tần – Báo Trẻ online)
– Con Ba khía (Freshwater Crabs/Three-striped crab): Danh pháp khoa học là Sesarma mederi, là một loại cua nhỏ trong họ nhà Sesarmidae.
Ba khía là một loài họ cua nhỏ có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía.
– Mắm ba khía, là loại mắm được làm từ con ba khía.
Bài viết sau đây dành cho các bạn ở thành phố không biết về con ba khía/ mắm ba khía mà tôi có liên hệ đến trong bài thơ trên: “Chợ Tình” Ba Khía Cà Mau của Nguyễn thị Việt Hà.
[ Hàng năm, vào mùa nước lên (khoảng từ tháng tám đến tháng mười Âm lịch), ở Cà Mau, ba khía từ những hang ổ dày đặc dưới gốc đước, gốc mắm bị chìm trong nước, ba khía nhiều không biết bao nhiêu mà kể chen chúc nhau bám vào những thân đước, thân mắm. Gọi là “Chợ tình ba khía” cho vui chứ thực ra là ở thời điểm này ba khía quần hội cả một vùng, cư dân nơi này gọi là “ba khía hội”.
Họ hàng ba khía sống tập trung ở môi trường nước lợ, nơi các cửa sông, cửa rạch đổ ra biển, ba khía có nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… Thoạt trông ba khía rất giống cua đồng hoặc giống con chù ụ ở biển Ba Động Trà Vinh nhưng vóc dáng nhỏ hơn, càng và ngoe dẹp có thêm ba vạch ở trên chiếc mai màu sẫm nên “chết danh” ba khía. Rất ngộ, đúng cữ tháng 8, tháng 10 hằng năm, từng cặp ba khía lềnh khềnh bu kín gốc tràm, mắm. Mỗi năm chúng chỉ xuất hiện khoảng 3 ngày, sau đó chúng tản đi đâu hết và năm sau đến hẹn lại lên. Chúng bám nhau sát rạt từng đôi, từng đôi một dày đặc cả một vùng như thể tổ chức “đám cưới” tập thể vậy. Tầm đó ba khía giao phối, sinh sản, cũng là lúc thịt ba khía chắc và ngon nhất. Nét độc đáo của chợ tình Ba Khía ở Cà Mau đã tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho vùng đất này.
Ngay tại vùng đất mũi cũng có nhiều sự phân chia vùng sinh sống của ba khía. Chỉ có vùng Rạch Gốc, Tân Ân là ba khía có thịt ngon, thơm và chắc nịch. Ba khía vùng này ăn trái đước, vẹt, đặc biệt là trái mắm đen – thứ cây có nhiều rễ bám sâu vào lòng đất của vùng bãi bồi, hàng năm rụng trái làm đen cả nước – nên gạch son nhiều và thịt chắc, ăn rất thơm. Những người sống ở Rạch Gốc cho biết ba khía có hai loại ngon: Một là loại có càng to màu xanh chuyên sống trong hang, dưới nước và trong các khu rừng ngập mặn. Hai là loại ba khía này càng nhỏ, thân mảnh nhưng chúng kẹp rất đau. Còn loại ba khía ăn trái mắm trắng có gạch màu tro thì ăn không ngon bằng.
Vào mùa ba khía “sánh đôi” những người dân chuyên nghề “làm ba khía” tứ phương gói ghém gạo, muối, nước, nóp ngủ, khạp da bò, khạp ba vú… chất xuống xuồng, neo đậu ở bìa rừng đợi đêm xuống, khi nước lớn ba khía kéo hàng đàn ra. Ban đêm ở rừng “muỗi kêu như sáo thổi”, những người thợ “săn ba khía” mặc áo dày, che kín mặt mũi, chân tay, lấy vỏ tràm hay lá mắm khô xé nhỏ độn bên trong áo chống muỗi, cầm đuốc, bơi xuồng bắt đầu “mùa săn”. Chỉ cần ghé xuồng vào các gốc đước, mắm ba khía bám đầy không có chỗ trống vuốt nhẹ những “anh – chị” ba khía còn đang say sưa tình tự, cho vào khạp hoặc cần xé đặt sẵn trên khoang. Trong một con nước, một người có kinh nghiệm và cần mẫn có thể bắt được một khạp đầy ba khía. Ngày trước, nghề làm ba khía bị xem là nghề hạ bạc của con nhà nghèo, bởi muốn bắt phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu muỗi vắt bu kín mình mẩy. Ca dao cũng ghi dấu mùa “săn ba khía”:
“Tháng bảy nước chảy Cà MauTháng mười ba khía hội kéo nhau đi làmU Minh, Rạch Gốc, rừng tràmMuỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi.”
Người ta còn gọi Cà Mau là xứ sở con ba khía bởi nó gắn bó với người nông dân ở đây từ hồi lập cõi mở đất để đến bây giờ món ba khía muối trở thành món “lừng danh Cà Mau”. Muối ba khía cũng phải có kinh nghiệm và kỹ thuật, quá trình đơn giản nhưng cách pha nước muối thế nào cho vừa là khó, nếu muối chưa đủ mặn, con ba khía sẽ bủng, không để được lâu. Cho nên phải qua hai lần nước muối, con ba khía mới giữ được màu sắc như khi còn sống, thịt vẫn chắc, mặn dịu, ăn ngon. Kinh nghiệm pha nước muối là bỏ hạt cơm nguội vào, nếu hạt cơm nổi lờ đờ là được. Nước muối chuẩn bị xong thì cho ba khía vào khạp da bò hoặc khạp ba vú ngâm. Tuyệt đối không để nước mưa lọt vào nếu không ba khía sẽ bị “trớ”, có mùi hôi. Phần nước muối còn lại trong khạp khi đã ăn hoặc bán hết ba khía dùng để nấu nước mắm rất ngon.
Từ vài năm nay, người ta chế biến thêm một vài món từ ba khía nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống đang đòi hỏi ngày càng đa dạng: Ba khía rang me, ba khía rang mỡ hành, ba khía luộc “khan” chấm muối tiêu chanh ớt, cháo ba khía, gỏi ba khía… Độc đáo hơn còn có món canh chua ba khía.
Lần về Rạch Gốc, cậu tôi hì hụi nấu canh chua ba khía đãi cháu. Trước tiên, rửa ba khía thật sạch đất bùn, sau đó bóc yếm và bẻ đôi làm hai nửa, tách cả càng, gọng. Tất cả ướp cùng hành lá giã nhuyễn, thêm đường, chút nước mắm, ít tiêu vào trộn đều. Bắc chảo dầu lên bếp, phi tỏi thật thơm rồi cho ba khía đã ướp vào xào sơ. Khi mùi thơm của ba khía bốc lên cho cà chua đã bổ miếng vào, đảo đều và nhanh tay cho nước sôi để ngội với lượng vừa ăn. Đợi nồi canh sôi bùng lên, lọc trái giác và một ít bắp chuối đã thái chỉ vào. Ba khía chín, nêm gia vị lại lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp, rắc thêm tiêu. Lần đầu tiên được ăn món canh chua lạ miệng đó, tôi “quất” một bữa no “đã đời”.
…
Nói gì thì nói, ba khía có chế biến thành trăm món ngon khác thì cũng không “qua mặt” được món nguyên thủy: Ba khía muối!
Nếu giản dị thì xúc tô cơm nguội, vừa ăn vừa lấy tay bóc con ba khía muối, nút càng chùn chụt đúng điệu dân miền Tây rặt. Công phu hơn thì trộn Ba Khía bằng nước cơm còn ấm, tách yếm ba khía, bẻ ngoe, càng ướp tỏi ớt giã nhuyễn, chút đường cát trắng, thêm nước cốt chanh, xắt trái khế thiệt mỏng hay đập dập mấy trái cóc non bỏ vô tô trộn đều, để một chút cho Ba Khía thấm gia vị… Khi ăn nhất định phải có đầy đủ rau ăn kèm thì ăn món Ba Khía mới “bắt”, đó là dưa leo, chuối chát, rau thơm, rau răm, rau dừa, bông lục bình… Nhiều người ăn cầu kì còn phi mỡ tỏi cho thơm rồi tưới lên tô ba khía đã ướp để tăng độ béo. Món ba khía lúc này đã trở nên tuyệt hảo, ngon nhức răng. Dưa bồn bồn nhận bằng nước vo gạo ăn với ba khía Rạch Gốc thì ăn “chết bỏ”.
Ba khía giờ không còn là món nhà nghèo mà đã được vinh danh trong menu ở các nhà hàng, khách sạn nhưng tình thiệt ăn ba khía trong nhà lá, chan nước chắt cơm, uống nước mưa hay xúc tô cơm nguội với vài con ba khía ngồi dưới gốc dừa vừa ăn vừa bốc mới cảm nhận đầy đủ chất ruộng đồng sông nước miền Tây. Dân miền Τâу quen sống thanh bạch, mộc mạc; сó lẽ vì thế mà ngaу đến cả món mắm ba khía đặc sản cũng rất đỗi bình dị với dân quê. Tình thiệt, mắm ba khía chỉ ngоn nhất khi ăn với… cơm nguội!
Mấy năm gần đây ba khía Cà Mau không còn nhiều như trước, rừng bãi bồi bị phá, trái mắm đen thưa rụng vì cây mắm bị triệt hạ nhiều, ba khía “tủi thân” rủ nhau đi đâu càng ngày càng vắng. Tự dưng nghe nhói lòng khi nghĩ vào những ngày 30 tháng 8 hoặc tháng 9 âm lịch tới, Cà Mau không còn “chợ tình” ba khía thì Cà Mau có còn là Cà Mau… ] – Nguyễn thị Việt Hà
Cá linh hay còn gọi là linh ngư (Henicorhynchus) là chi cá thuộc họ Cá chép (Ciprinidae). Chúng là các loài cá trắng nên chỉ thích hợp môi trường nước chảy.
Cá linh là loài cá có kích thước cơ thể nhỏ bé, một con cá linh khi trưởng thành có kích thước cơ thể chỉ to hơn 2 ngón tay của trẻ nhỏ. Cá linh nhỏ thì chỉ chỉ to bằng đầu của chiếc đũa.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá linh thùy (Henicorhynchus siamensis) là loài cá phổ biến. Vào mùa nước nổi, chúng bơi khắp các đồng rộng, sông dài, kinh to, rạch nhỏ. Chúng có nguồn gốc từ Biển Hồ của Campuchia.
Hàng năm, khoảng tháng tháng 5 tháng 6 âm lịch đây là khoảng thời gian sinh đẻ của cá linh. Cá linh là loài đẻ trứng, chúng thường đẻ trứng ở khu vực sông Mê Kông thuộc vùng đất Campuchia. Một lần sinh sản cá linh có thể sinh sản được khoảng 23.500 – 90.500 trứng. Sau khi trứng đẻ, khoảng nửa ngày là cá sẽ nở thành cá bột.
Khoảng rằm tháng 7 âm lịch mùa nước lũ, cá linh sẽ trôi từ thượng nguồn về phía khu vực miền Tây của nước ta, các tỉnh thành An Giang, Đồng Tháp và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tới mùa cả linh tràn về từ Biển Hồ quá nhiều, phải làm mắm, ủ nước mắm. Cá linh kho, Lẩu cá linh bông điên điển, Cá linh chiên bột … là những món ăn ngon có tiếng.
“Trong tiếng Khmer gọi trêy lênh hoặc trêy rial. Thuật ngữ cá linh được nhắc đến từ thời phong kiến ở Việt Nam do ghi chép của phương Tây như sau: Nguyễn Ánh từ Vàm Nao [con sông nối Tiền Giang với Hậu Giang ở An Giang], nhưng vì thấy cá này [linh] nhảy vào thuyền, người sanh nghi nên không đi, sau rõ lại nếu đi thì khốn vì có binh phục của Tây Sơn tại Thủ Chiến Sai [Chợ Thủ, ngang đầu Cù lao Giêng, nay thuộc huyện Chợ Mới], vì vậy người [Nguyễn Ánh] đặt tên (cá ấy) là cá linh để tri ân.” [Wikipedia]
Trong phần hồi ức trên của Phạm Bá Hoa đã có nói về cá cháy, phần dưới đây tôi nói rõ thêm:
Cá cháy tên khoa học là Macrura ruversil, cá cháy cùng họ với cá trích nhưng có hình dáng lớn hơn, thường từ biển vào sông để sinh sản. Thông thường, cá cháy chỉ xuất hiện ở các lưu vực cuối nguồn sông Hậu là Vàm Tấn (nay là Đại Ngãi, Sóc Trăng), Tân Dinh (nay là Tân Quy, Cầu Kè, Trà Vinh) và nhiều nhất là ở Trà Ôn (Vĩnh Long).
Đặc điểm của con cá cháy là khi bắt lên khỏi mặt nước sẽ chết ngay. Do đó, người đánh bắt phải nhanh chóng chuyển cá vào bờ càng sớm càng tốt, nếu cá ươn thịt sẽ mất hết giá trị.
Xin trích đoạn ra đây bài viết lý thú về cá cháy:
[…
Cá cháy: Quà tặng một thời của sông Hậu
Theo bộ Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì cá cháy là một thứ cá to vảy, nhiều xương, cái bụng đầy những trứng.
Theo Wikipedia: Cá cháy thân dẹp, có một kỳ (vây) ở lưng, 2 vây ở mang và 3 vây ở bung đuôi hình chữ V. Chi cá cháy có hai loại: cá nam và cá cháy bẹ. Địa chí Cần Thơ thì lại ghi: “Cần Thơ có những loài cá nổi tiếng, nhất là cá cháy. Cá cháy trước năm 1956 vẫn còn. Khoảng tháng 9 – 10 âm lịch cá xuất hiện nhiều trên sông Hậu từ Cái Côn đến TP. Cần Thơ, nhưng từ đó đến nay thì không còn nữa”.
Thật ra, cá cháy là loại cá có thân hình hơi dẹp và dài, vảy to óng ánh, con to nặng hơn 3kg và dài đến 4-5 dm. Cá cháy thường đi tìn bạn tình và kiến ăn trên sông vào mùa gió chướng, nhất là lúc sương mù dày đặc, trước và sau tết Nguyên Đán. Đó chính là thời điểm bà con ngư dân tập trung khai thác.
Lê Tân, tác giả cuốn Văn hóa ẩm thực ở Trà Vinh, cho rằng, cá cháy là một loài cá biển mang nét đặc trưng riêng, gắn liền với địa danh cầu Quan, thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Có lẽ loài cá này do phù hợp với môi trường sinh thái vùng giáp nước để tìm bạn giao phối và sau đó xuôi về miệt biển sinh sống ở vùng ngập mặn. Chính nhờ vậy mà cá cháy Cầu Quan thơm ngon hơn các vùng khác trên sông Hậu. Ý kiến này đáng tin cậy vì tác giả là người đã từng sống ở Trà Vinh và từng thưởng thức món cá cháy. Tuy nhiên, bảo rằng cá cháy Cầu Quan thơm ngon hơn các nơi khác thì khó thuyết phục được nhiều người.
Tác giả Lưu Văn Nam thì lại mô tả cá cháy như cá trắm, thân thon dài, sống ở vùng nước lợ, đặc biệt trên sông Bassac. Cá về vào khoảng vài tháng trước và sau tết khi nước mặn từ cửa biển đổ vào vùng Tiểu Cần, vàm Cầu Kè (Trà Vinh). Trời cuối đông, đầu xuân, sương mù như từ mặt đất bốc lên nhuộm trắng mặt sông, những con cá cháy trừng lên mặt nước đớp móng liên tục.
Cụ Vương Hồng Sển cho rằng, cá cháy từ biển lên sông Hậu Giang đẻ trứng sanh con, có trong mùa gần Tết và chỉ xuất hiện nhiều từ Vàm Tấn (Đại Ngãi – Sóc Trăng) đến Trà Ôn (Cần Thơ) và miệt Cái Côn, Cái Cau vùng Kế Sách (Sóc Trăng) chứ không lên xa hơn nữa.
Qua nhiều tài liệu, chúng ta có thể xác định con cá cháy không những phân bố nhiều ở Đại Ngãi, Cái Côn (Sóc Trăng), Cầu Quan (Trà Vinh), Trà Ôn (Vĩnh Long)…mà còn xuất hiện ở Cần Thơ, cầu Kè (Trà Vinh), những nơi sông sâu nước chảy và vùng giáp biển.
Ngày nay, đối với những người lớn tuổi ở miền Tây, khi nhắc đến con cá cháy hình như ai cũng tiếc nuối vì loài cá này tự nhiên đã bỏ xứ ra đi một cách kỳ bí giống như một huyền thoại. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, những người đáng bắt trên sông Hậu ít khi nào tìm lại được hình bóng con cá cháy.
Tuy chúng đã biến mất khỏi Hậu Giang, nhưng trong kí ức của nhiều người miền Tây vẫn còn in đậm hình ảnh của con cá cháy. Nhiều câu chuyện về cá cháy vẫn tiếp tục râm ran trong giới sành điệu ẩm thực phương Nam. Đúng là “Sông dài cá lội biệt tăm. Vị ngon còn đó béo bùi vấn vương”.
Món ăn “danh bất hư truyền”
Xưa kia, người dân Trà Ôn rất hãnh diện về nguồn sản vật trời cho:
Trà Ôn cá cháy lạ kỳNấu rim, kho mặn, món gì cũng ngon
Bản thân tôi hồi nhỏ cũng được thưởng thức vài lần. Đúng là ngon tuyện. Có thể nói thịt cá cháy làm gì cũng ngon: nướng, luộc, kho mẳn bằm xoài, kho nước dừa, kho rim với mía, làm gỏi, nấu nước lèo chan bún, món nào cũng có đẳng cấp. Tuyệt nhất là món mắm cá cháy, một thứ mắm “danh bất hư truyền”. Tuy nhiên, phiền một nỗi là cá quá nhiều xương nên trẻ con và một số người chưa quen giẻ xương không thể tận hưởng được mùi vị của cá mà chỉ ăn được trứng và dùng nước súp để chan bún.
Với cá cháy, người nấu nước lèo hoặc kho mẳn chỉ cần cho thêm rau củ mà không cần đường hoặc bột ngọt vì bản thân thịt của nó đã ngọt và ngọt một cách đậm đà. Riêng đối với món ko rim, đòi hỏi người làm phải chăm chút tỉ mẩn. Muốn cho nồi cá rục xương, chúng phải chọn cho được mía lau đem về chặc khúc, chẻ ra từng lát mỏng xếp độn dưới đáy nồi, đổ nước vào và chụm lửa riu rui khoảng vài tiếng đồng hồ. Có người còn sử dụng bí quyết riêng, chỉ ướp cá với muối và nước màu trước khi kho, tuyện đối không dùng đến nước mắm.
Cụ Vương Hồng Sển cho biết tại Sóc Trăng, nhiền bà nội trợ khéo tay đã biết cách tách thịt cá khỏi xương bằng cách dùng đũa gỡ vảy cho sạch rồi chụm hai chiếc đũa trên cổ con cá, nhấn mạnh và kéo mạnh đũa xuống đuôi cá. Tức thì xương theo xương, thịt theo thịt…Ngoài ra, còn nhiều cách làm cho cá bớt xương, đặc biệt là bí quyết kho sao cho xương mềm rệu. Con cá cháy cái có buồng trứng rất to. Đó là bộ phận hấp dẫn nhất đối với người mê cá cháy, tuy nhiên không được ăn nhiều vì trứng có chất dầu dễ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Cụ Vương rất mê trứng cá, cụ ca ngợi trứng cá là món “quốc hồn”. Chúng ta hãy nghe cụ diễn tả: “Một khứa cá cháy có trứng, kho một lửa, ăn và với bún, ớt xoài chua với một mớ giá đậu xanh lót dưới tô thì đổi với hộp caviar tôi không đổi”.
Đặc điểm của con cá cháy là khi bắt lên khỏi mặt nước sẽ chết ngay. Do đó, người đánh bắt phải nhanh chóng chuyển cá vào bờ càng sớm càng tốt, nếu cá ươn thịt sẽ mất hết giá trị. Cũng theo cụ Vương Hồng Sển, cá cháy đánh bắt ở Cần Thơ sẽ kéo lưới vào lúc chạng vạng, ai muốn ăn phải đợi tới khuya. Còn cá cháy ở Vàm Tấn (Sóc Trăng) thì lưới vào sáng sớm nên việc mua bán thuận lợi hơn, ăn cá tươi ngon hơn. Vì cá cháy quá ngon, trứng cá cháy quá bùi nên có một nhà thơ nào đó đã cảm hứng:
Thơm tho khói thuốc mùi Cao Lãnh,Cá cháy bùi ngon vị Sóc Trăng.
Giờ đây con cá cháy miền Hậu Giang chỉ còn trong hoài niệm. Tuy chúng đã biến mất khỏi Hậu Giang, nhưng trong kí ức của nhiều người miền Tây vẫn còn in đậm hình ảnh của con cá cháy.
Hy vọng một ngày nào đó cá cháy sẽ quay về…]- (Trích nguồn: Cá Cháy Và Sự Ra Đi Kỳ Bí Của Cá Cháy- Báo Kiến Thức ngày nay số 820 ra ngày 20/05/2013)
Về cá cháy kho rim, mời các bạn đọc đoạn hồi ức này:
[… Trà Ôn có loại cá rất đặc biệt, với tên gọi “cá cháy”. Cá có bộ trứng nặng hơn thân mình nó. Ăn khoái khẩu lắm, nhưng trường hợp bộ máy tiêu hóa không được tốt thì dễ bị “tào tháo” đuổi à nghe.
Các bà nội trợ nơi đây thường nấu canh mẵn ăn với bún là tuyệt. Thịt cá ngọt lạ thường nhưng phải cái tội là xương quá nhiều, nhất là “xương cháng ba” mắc vào cổ là gay lắm, phải nhờ bạn nào khi chào đời “ngược ngạo” quào cổ mới xong. Cách ăn ngon thứ hai là kho rim, nhưng phải kho đặc biệt một chút chớ không phải kho thông thường. Cây mía lau hoặc mía thường ăn, chẻ làm đôi lót ở đáy nồi, từng con cá (để nguyên) ướp xong đem xếp từng lớp, cứ hai lớp cá lót một lớp mía. Cuối cùng, cho nước vào ngang lớp cá bên trên, kho liên tục khoảng 12 tiếng đồng hồ (còn tùy lửa) hoặc khi xương cá mềm như bột, là lúc dọn lên bàn. Cá và xương cá sẽ cho vị ngòn ngọt mằn mặn không giống bất cứ loại cá kho nào trong thực đơn thường ngày cả. Theo lời Bà Bảy - chủ tiệm cà phê bên hông chợ Trà Ôn - nơi tôi ăn cơm tháng, thì người đánh lưới chỉ bắt được cá này trong khoảng tháng hai âm lịch, và nơi đánh bắt là sông Hậu, từ Trà Ôn xuống đến phía dưới Đại Ngãi (quận Long Phú, tỉnh Ba Xuyên) một chút. Những vùng khác không có loại cá này….] – (Phạm Bá Hoa)
Thời tiết quê tôi:
Xin được dùng bài thơ sau đây để nói về thời tiết Đại Ngãi nói riêng và Nam bộ nói chung
Hy vọng một ngày nào đó cá cháy sẽ quay về…]- (Trích nguồn: Cá Cháy Và Sự Ra Đi Kỳ Bí Của Cá Cháy- Báo Kiến Thức ngày nay số 820 ra ngày 20/05/2013)
Về cá cháy kho rim, mời các bạn đọc đoạn hồi ức này:
[… Trà Ôn có loại cá rất đặc biệt, với tên gọi “cá cháy”. Cá có bộ trứng nặng hơn thân mình nó. Ăn khoái khẩu lắm, nhưng trường hợp bộ máy tiêu hóa không được tốt thì dễ bị “tào tháo” đuổi à nghe.
Các bà nội trợ nơi đây thường nấu canh mẵn ăn với bún là tuyệt. Thịt cá ngọt lạ thường nhưng phải cái tội là xương quá nhiều, nhất là “xương cháng ba” mắc vào cổ là gay lắm, phải nhờ bạn nào khi chào đời “ngược ngạo” quào cổ mới xong. Cách ăn ngon thứ hai là kho rim, nhưng phải kho đặc biệt một chút chớ không phải kho thông thường. Cây mía lau hoặc mía thường ăn, chẻ làm đôi lót ở đáy nồi, từng con cá (để nguyên) ướp xong đem xếp từng lớp, cứ hai lớp cá lót một lớp mía. Cuối cùng, cho nước vào ngang lớp cá bên trên, kho liên tục khoảng 12 tiếng đồng hồ (còn tùy lửa) hoặc khi xương cá mềm như bột, là lúc dọn lên bàn. Cá và xương cá sẽ cho vị ngòn ngọt mằn mặn không giống bất cứ loại cá kho nào trong thực đơn thường ngày cả. Theo lời Bà Bảy - chủ tiệm cà phê bên hông chợ Trà Ôn - nơi tôi ăn cơm tháng, thì người đánh lưới chỉ bắt được cá này trong khoảng tháng hai âm lịch, và nơi đánh bắt là sông Hậu, từ Trà Ôn xuống đến phía dưới Đại Ngãi (quận Long Phú, tỉnh Ba Xuyên) một chút. Những vùng khác không có loại cá này….] – (Phạm Bá Hoa)
Thời tiết quê tôi:
Xin được dùng bài thơ sau đây để nói về thời tiết Đại Ngãi nói riêng và Nam bộ nói chung
QUÊ HƯƠNG TÔI KHÔNG CÓ MÙA THUQuê hương tôi không có mùa thuBiết lấy chi mơ thu sương mù?Dòng Cửu Long lặng lờ soi bóngSầu tiễn người rụng trái mù u!Nam bộ tôi không có mùa thuChỉ nắng mưa thay đổi hai mùaTiễn chân em về bên xứ lạBìm bịp sầu khàn tiếng tiễn đưaMùa quê tôi không thu mắt emKhông đón đưa ga nhỏ êm đềmKhông rượu vang đèn vàng tiễn biệtChỉ hàng bần xanh thẫm đóm đêm!Mùa mưa lâu buồn lên mắt em!Mưa trên sông mờ mắt kiếm tìmTheo con nước lục bình hoa tímBám vào thuyền ghì chặt… buồn thêm!*Quê hương tôi không có mùa thuKhông biệt ly ga nhỏ sương mùKhông “mong em trái sầu chín đỏ” [*]“Em tóc vàng sợi nhỏ mắt nâu”Hậu Giang tôi không có mùa thuKhông biệt ly thu đẫm sương mùChỉ thảm buồn con thuyền rời bếnRa đi! Lòng thương nhớ xuân thu!Vắng bóng em tháng chín quê tôi(Chắc nơi kia mùa thu kinh kỳ?)Giọt mưa rơi trên sông ngầu đụcLạnh một dòng sầu nỗi biệt ly!Quê hương tôi không có mùa thuChỉ nắng mưa thay đổi hai mùaNhững dòng sông hiền hòa bình dịẤp ủ tình điệu lý hò ru………………
[*] Lời nhạc Mùa thu Paris – Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng
III. Lời Kết
Xin ghi ra đây bài thơ xem như lời kết bài viết về Đại Ngãi/Vàm Tấn quê tôi:
Vẫn Còn Một Vùng Quê Trong TôiVẫn còn một vùng quê trong tôiCon nước lên dòng đục bồi hồiHồng trắng súng, vàng bông điên điểnBập dừa nước tuổi trẻ tập bơiCon kênh, rạch xuôi ngược một đờiMùa nước đổ cá Biển Hồ bạc trắngNhững lưới vó bên chiều nhạt nắngNặng khoang xuồng mùa vụ cá linhLuống cà tím, giàn khổ qua đắngTrái bần xanh chua ngọt tô canhMùa rộ tình ken con ba khíaMàu tím xanh còng gió to càngTrắng bầy cò chiều lam mênh môngLững lờ bay sợi khói đốt đồngTiếng kẽo kẹt bờ tre xanh mộngTiếng trâu về nghé ngọ sau sânVẫn còn một vùng quê trong tôiTuổi thơ ngây cõng nắng một thờiTiếng sáo diều ru lời tuổi mộngVẫn mãi còn quê hương tâm tôi!Nguyên Lạc
…………………….
@. Mời đọc: “Mê Kông Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh:
https://vietmessenger.com/books/?title=mekongdongsongnghenmach
@. Mời đọc: “Mê Kông Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh:
https://vietmessenger.com/books/?title=mekongdongsongnghenmach
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét