Vừa qua trên trang phudoanlagi.blogspot.com có đăng bài thơ “Nói Chuyện Với Cửa Mình” của nhà thơ Kha Tiệm Ly. Nhà thơ La Thụy, quản trị trang blogspot nầy giới thiệu bài đăng trên dòng face book La Thụy của ông, có viết mấy lời như sau: “Nhà thơ Khatiemly Haohan mần thơ theo kiểu ‘lời tục ý thanh’. Mời xem”.
Đọc bài thơ “Nói Chuyện Với Cửa Mình” của Kha Tiệm Ly bỗng nhiên tôi nhớ đến nhà thơ Trần Vàng Sao, một nhà thơ nhờ chưởi mà thành danh ở Huế. Trước hết tôi xin trích một vài đoạn trong bài “Tau Chưởi” của Trần Vàng Sao, bài thơ làm ông nổi danh như cồn:
“bây ỷ thế ỷ thầncậy nhà cao cửa rộngcậy tiền rương bạc đốngbây ăn tai nói ngượcăn hô nói thừađòn xóc nhọn hai đầungậm máu phun ngườibây bứng cây sống trồng cây chếtvu oan giá hoạgiết người không gươm không daođang sống bây giả đò chếtngười chết bây dựng đứng cho sốngbây sâu độc thiểm phướcbây thủ đoạn gian manhbây là rắn”“bây ăn chi mà ăn đoản hậuăn quá dã manbây ăn tươi nuốt sốngmà miệng không dính máungười chết bây cũng không chừanăm năm mười năm hai mươi nămxương chân xương tay sọ dừa vải liệmbây nhai bây khới bây mútcả húp cả chan bây còn kêu van xót ruộtbao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xươngkhô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừngđể bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài chocha mẹ cố tổ bây”
Bài thơ “Tau Chưởi” của Trần Vàng Sao rất dài, người viết chỉ trich hai đoạn ngắn với mục đích khái quát về phong cách chưởi của nhà thơ mà thôi.
Cách chưởi của Trần Vàng Sao là cách chưởi “vỗ mặt”, giống như đấm vào mặt đối phương. Trần Vàng Sao đã khéo léo đem cách chưởi của những người bình dân, ít học vào thơ của mình, làm bộc lộ những ấm ức chất chứa trong lòng. Nhà thơ dùng thứ ngôn ngữ cực kỳ ác miệng nhưng không tục tĩu.
Bây giờ hãy bàn qua bài thơ của Kha Tiệm Ly. Tôi xin mạo muội thay tựa đề “Nói Chuyện Với Cửa Mình” thành tựa đề là “Đĩ Chưởi” để ngắn hơn và đúng với lời trong thơ toàn là lời chưởi. Thật vậy, toàn bộ bài thơ là lời của một phụ nữ làm đĩ đã nhiều năm:
Em vô nghề từ năm mười sáuChịu trăm tủi buồn, hứng vạn đớn đauNhờ vậy mà em biết đâu thằng hiền lương, đâu thằng ba xạoKinh nghiệm bốn mươi năm bán trôn, em dư sức qua cầu!
Thế rồi, bây giờ hãy nghe con đĩ bắt đầu chưởi:
Bốn mươi năm uống rượu với đủ hạng trên đờiThằng dại, thằng khôn, thằng làm khôn, thằng giả dại,Một nhúm trượng phu, cả đống thằng vô lại,Một đống là CON, một nhúm là NGƯỜI!
Nghe tâm sự của người phụ nữ trong những câu thơ trên, ta biết ngay đây là một người đàn bà tài sắc song toàn, không như Thúy Kiều ngày xưa thì cũng thuộc hạng nữ nhân có học vấn ngày nay. Bởi vì có tài sắc song toàn thì mới uổng rượu được cùng với “một nhúm trượng phu” và mới phân biệt được bọn nào là “một đống CON” và bọn nào là “một nhúm là người”.
Thế rồi con đĩ chưởi bọn làm văn chương dơ dáy. Nếu không rành văn chương, không làm văn chương thì biết đâu bọn văn chương mà chưởi họ. Vậy thì người phụ nữ nầy không là một thi nhân cũng là một người yêu mến thơ văn:
Người ta gọi em là con đĩChỉ vì em bán vốn của trời choNhưng em vẫn tốt hơn loại đĩ văn chương luôn bị đời khinh bỉBởi cửa mình em không biết ăn dơ!
Đọc qua những câu thơ chưởi trên đây, ta mới thấy rằng con đĩ nầy chưởi còn độc địa hơn Trần Vàng Sao chưởi nữa. Tác giả đã đem cái miệng của bọn gọi là “đĩ văn chương” so với cái cửa mình người đàn bà làm đĩ.
Người làm đĩ thì đem thân thể mình cung phụng cho đủ mọi hạng người, sau đó tắm nước thì sạch, dùng thuốc thì hết bệnh. Bọn làm đĩ văn chương là làm đĩ tâm hồn nên không có gì để rửa, không có gì để chữa lành được căn bệnh tâm hồn.
Cái miệng xấu xa của bọn đĩ văn chương đã được Trần Vàng Sao tố cáo một phần thôi mà đã thấy kinh khiếp rồi: “bây ăn tai nói ngược/ăn hô nói thừa/đòn xóc nhọn hai đầu/ngậm máu phun người/bây bứng cây sống trồng cây chết/vu oan giá hoạ/giết người không gươm không dao/đang sống bây giả đò chết/người chết bây dựng đứng cho sống/bây sâu độc thiểm phước/bây thủ đoạn gian manh/bây là rắn”. Bởi vậy Kha Tiệm Ly dám viết rằng những cái miệng ấy dơ hơn cái cửa mình con đĩ là đúng vô cùng.
Qua khổ thơ sau, con đĩ chưởi bằng những lời châm biếm, vạch trần tội lỗi của bọn đĩ văn chương:
May mắn sinh ra nhắm cường quốc thơ
Xoay người bốn bên là đụng bốn ông thi bá
Thơ con cóc, thơ té giếng, thơ té mương mà họ tâng bốc nhau tá lả
Em không thích bình thơ, em chỉ thích nói chuyện với “lờ”!
Câu chót của khổ thơ, tác giả dùng một từ tục: “lờ”. Thế nhưng từ “lờ” nầy nói lên tất cả nỗi chán chê của con đĩ đối với bọn người làm đĩ văn chương.
Thường thì đĩ chơi với đĩ, trò chuyên tâm tình với đĩ, nhưng người phụ nữ nầy lại không muôn giao tiếp với bọn đĩ văn chương. Hơn thế nữa người phụ nữ cho rằng bình luận về thơ văn của họ thì thà nói với cái của riêng của mình. Cái của riêng đó là cái gọi là “bán trôn nuôi miệng”. Vậy mà con đĩ đã nhân cách hóa cái “trôn” lên thành người để tâm tình trò chuyện với nó, từ chối bình thơ của bọn đĩ văn chương, nghĩa là cô xem bọn đĩ văn chương không phải là con người, hoặc nếu làm người thì nhân cách của họ thua cái “trôn” của cô.
Bây giờ người phụ nữ tố cáo sự cấu kết của bọn đĩ văn chương với bọn ác tăng trong tôn giáo. Hai thành phần nầy đã làm lũng đọan xã hội, lừa bịp lòng tin, đến nỗi thà nói chuyện với “đồ” (cũng là bộ sinh dục nữ theo cách gọi của người miền Bắc), thà nói chuyện với cửa mình còn hơn nghe lời đạo đức của họ là bọn đã mất lương tri:
Em không biết nịnh, nên không biết lời tâng bốcHọ “mặn” mùi phân người, nên họ thích bưng bôMặc kẻ khen em ngoan, mặc thằng chê em ngốcKhen chê mặc ai, em chỉ thích nói chuyện với “đồ”Không có tiền để xây chùa Ba Đồng, chùa Ba BạcEm không đủ mép môi để lừa bịp lòng tinEm chán ngán với đám người lương tri đổ nátEm rất vui khi nói chuyện với cửa mình!
Trong khổ thơ sau, người phụ nữ đưa hai tay đầu hàng, nhận mình thua tất cả. Đó là thái độ bày tỏ sự ngao ngán đến tận cùng sự xấu xa, sự ngu dại của những cái đầu bị bọn đĩ văn chương ru ngủ:
Em thua người, vì miệng em không nanh không vuốtEm thua người vì thiếu đạo đức đầu môiLợi dụng những cái đầu ngàn năm mà vẫn còn teo tópLừa bịp nhân gian, bán Phật bán trời.
Qua khổ thơ chót, con đĩ nằm dài ra, liên tục than chán. Khổ thơ đem đến cho ta thái độ phản kháng tiêu cực bằng hành động và bằng lời nói:
Em chán ác gian, chán lời gian dốiEm thích hiền lương, thích kẻ chung tìnhChán tình đời bạc, người nói chuyện cùng đầu gốiChán miệng đời dơ, em nói chuyện với cửa mình!
Cái chán của người đàn bà làm đĩ như tiếng than của biết bao con người thất thế, yêu đuối giữa xã hội. Đừng trách sao họ chỉ biết than van, đừng trách sao họ không đứng lên tranh đấu để tiêu diệt các ác. Việc đó của chí sĩ, của anh hùng, của hiền nhân, của vỹ nhân, nhưng tiếng than van của những con người thấp cổ bé miệng sẽ tạo ra những con người kinh bang tế thế kia.
Đây là một bài thơ như nhà thơ La Thụy đã nói “lời tục ý thanh”. Thật ra tác giả chỉ dùng hai từ “lờ” và “đồ” có vẻ tục mà thôi, chớ nhà thơ cũng chưa dám nêu tên thật của nó là bộ phận sinh dục của người nữ và người nam.
Cái đặc biệt của bài thơ “Nói Chuyện với Cửa Mình” là nhà thơ Kha Tiệm Ly không chưởi “vỗ mặt” như nhà thơ Trần Vàng Sao, thế nhưng lại chưởi đau và chưởi thâm hơn nhà thơ Trần Vàng Sao.
Phong cách chưởi của Trần Vàng Sao là dùng lời bình dân của những người “ruột để ngoài da” chưởi thẳng vào mặt đối phương.
Phong cách chưởi của Kha Tiệm Ly là mượn miệng người khác chưởi thay mình, chưởi nhẹ nhàng êm ái mà làm nhức nhối đối phương, hạ đối phương xuống tận cùng bằng số. Đó là phong cách chưởi không phải của người nham hiểm mà của người thâm thúy.
Người chưởi nham hiểm khi chưởi thì thường trù ẻo người ta. Nhà thơ Trần Vàng Sao cũng có mắc phải một phần sự trù ẻo nầy. Người thâm thúy thì chưởi từ tốn, đôi khi nghe tưởng rằng tục mà giảng thì rất thanh, giảng thì rất thanh nhưng cái thanh đó trút lên đầu đối phương như ngàn quả tạ.
Tóm lại tôi thích con đĩ chưởi của Kha Tiệm Ly hơn. Vì sao? Vì chưởi kiểu Trần Vàng Sao gọi là đàn ông “tụt quần mà chưởi” còn chưởi kiểu Kha Tiệm Ly có thể gọi là người đẹp “đánh son môi mà chưởi”. Nhìn cái miệng chưởi ấy, ai đa tình chắc chắn muốn hôn. KKK!
Châu Thạch
........
Xem bài thơ tại nguồn:
https://phudoanlagi.blogspot.com/2021/04/noi-chuyen-voi-cua-minh-tho-kha-tiem-ly.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét