CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

LẠI NÓI VỀ THẰNG PHẢI GIÓ NGUYỄN HUY THIỆP - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2020/05/04/tran-manh-hao-noi-ve-thang-phai-gio-nguyen-huy-thiep/

 
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp


Ngay từ năm 13 tuổi, tôi đã thuộc và thích bài ca dao này:
 
“Hôm qua lên núi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Nó đè rồi nó không tha
Nó đem nó nhét cái đầu cha nó vào”
 
Hóa ra “cái đầu cha” ấy không phải là chửi nhá, mà là một lời khen ngợi tuyệt cú mèo, lời cám ơn “thằng phải gió” đến rơm rớm mắt.
 
Nhớ 30 năm trước, trả lời phỏng vấn một nữ nhà báo về việc đốc ra viết phê bình phê bung rất kinh của Trần Mạnh Hảo, tôi tự nhận mình là “một thằng phải gió” trong phê bình; kèm kể rằng; Xuân Quỳnh trước khi lấy Lưu Quang Vũ đã gọi Lưu Quang Vũ là thằng phải gió. Không hiểu nữ thi sĩ có lên núi hái chè hay không mà chợt một hôm mát giời, gặp Lưu Quang Vũ đi ngược lên cầu thang (họ ở chung nhà 96- Phố Huế), bèn thầm nứng đến nghẹn ngào. Đoạn Xuân Quỳnh quyết tìm mọi cách lấy bằng được “thằng phải gió” Lưu Quang Vũ và yêu chết mê chết mệt cho đến khi Quỳnh và Vũ (cùng bé Mí) bất ngờ thành vĩnh cửu.
 
Một hôm ông GS đầu ngành văn học Nguyễn Đình Chú viết bài phản biện lại bài phê bình của chúng tôi bảo ông viết sách giáo khoa sai, lại gọi ông và Nguyễn Đăng Mạnh là hai nhà sai học (cùng in trên báo “Văn Nghệ Trẻ”) đã gọi tôi là “nhà phê bình phải gió” mà cố tình xuyên tạc ngữ nghĩa đáng yêu của khái niệm “thằng phải gió” trong mạch văn của chúng tôi.
 
Nay, thằng phê bình phải gió Trần Mạnh Hảo này lại viết tiếp về thằng nhà văn phải gió Nguyễn Huy Thiệp, he he he.
 
Fredrich Nietzsche (1844 -1900) triết gia Đức đã chia bi kịch Hi Lạp ra thành hai hệ phái: Apollon & Dionysus.
Hệ phái Apollon nghiêng về sự cao cả, thiêng liêng, cái đẹp hài hòa, trang nhã, cổ kính.
Hệ phái (Thần Rượu nho) Dionysus nghiêng về sự say khướt, hưởng lạc, sex, bi thảm, rách nát, cuồng loạn…
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (tiểu thuyết, kịch của Thiệp vứt) hầu như nghiêng về cảm hứng Dionysus.
Thiệp viết theo thần hứng cuồng loạn mà lại tỉnh như sáo. Tiên cảm Thần Rượu nho dẫn đường hắn như ma cô dắt gái.
 
Không biết Thiệp điên hay tỉnh, hay hắn giả vờ cả hai món này, ngôn ngữ ma bùn và ý tưởng yêu tinh. Phét. Khiếp. Vãi.
Trong văn hắn, cứt kết hôn với hoa, lửa bồ bịch với nước, chó sói và nai tơ ngủ nghê mần tình với nhau, sự thánh thiện một hôm thèm làm đĩ…
Thiệp bị Thần Rượu nho Dionysus ám, bị Nietzsche ám, bị chó đẻ ám. Hắn là một kẻ ở ngoài hành tinh khi viết hơn chục truyện ngắn. Xong, hắn về lại khu vườn xóm Cò có tượng Phật Bà với gương mặt bơ vơ. Hắn đích thực là gã khờ của Dotoyevxki.
 
Hắn đóng kịch đời hay đời đóng kịch hắn? Biết chết liền. Hắn là con ma hay con ma là hắn? Xin cá: nếu thằng phải gió phê bình nói gian xin bé bằng con kiến. Khi viết, Thiệp đạt được trạng thái rỗng không. Thiệp – thằng thoát xác. Hắn phóng bút như phóng tinh. Kinh! Một thằng thoát xác làm gì còn tinh để phóng. Thì hắn phóng… tinh thần!
 
Sau Thiệp, văn xuôi Việt Nam đã khác trước. Các nhà văn trẻ đua nhau viết theo giọng thằng lỡm Thiệp. Các nhà văn cỡ trên dưới tuổi hắn cũng thi nhau học mót hắn. Cũng hết Thiệp bảo cái này, Hảo bảo cái kia, Khải bảo cái nọ. Nhịp văn ngắn. Cộc. Đoản. Điêu.
Thằng phải gió viết văn hơn thằng phải gió phê bình một cái đầu… lâu.
 
Năm 2004, thằng phải gió Thiệp dùng hoa thủy tiên quất vào mặt “hội nhà … ăn” Hữu Thỉnh một đòn trời giáng, như sau:
 
“…Nhìn vào danh sách 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều… ‘vô học’, tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào ‘cảm hứng’ để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả”.
(Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn, Tạp chí Ngày Nay (ngày 15 tháng 3 năm 2004 - Nguyễn Huy Thiệp.)
 
Thiệp hiếp dâm Hữu Thỉnh. Thỉnh điên lên. Bèn cầu cứu thằng phê bình phải gió. Lúc ấy, thằng phê bình phải gió Trần Mạnh Hảo còn u mê. Hắn (tức kẻ viết bài này) bèn nhảy tót lên báo “Văn Nghệ” như chó nhảy bàn độc, nôn ra một bài dài ba bốn trang báo, rất chua ngoa, đanh đá, đánh Thiệp một đòn rất phi quân tử, xứng đáng nhà đểu học của đảng ta lúc đó.
 
Cứ nghĩ Thiệp thù Hảo muôn đời muôn kiếp không tan. Không, nó còn gọi vào cám ơn quan bác. Lại bảo ta cùng phe, Thiệp tung Hảo hứng. Không có bài của bác chó nó biết báo “Ngày nay” là cái cứt gì…  Bác tiếp thị cho em cực kỳ. Bravo.
 
Sau đó, đại hội nhà văn lần thứ… thằng phải gió phê bình nhảy lên đọc bài tham luận: “Về mối quan hệ giữa vua Tự Đức và Nguyễn Du hay là vấn đề tự do sáng tác” được các hội viên vỗ tay hoan hô như sấm.
Đọc xong, thằng phải gió phê bình như mê, đếch nhìn thấy ai ngoài Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Khoa Điềm ngồi đực mặt ra trên dãy ghế đầu, mặt đỏ như son không biết vì ngượng hay vì thù.
 
Xuống cuối hội trường, bao bạn nhà văn nhảy ra bắt tay cổ vũ. Lê Đạt ôm chầm Hảo nói: anh cám ơn em đã nói hộ bọn anh điều mà các anh không bao giờ được nói trên diễn đàn hội trường Ba Đình, chỉ nói thầm với nhau mà bị khủng bố bao năm. Trịnh Đình Khôi kịp ghé tai: giữa hội trường Ba Đình mà mày tát đảng cái bốp vào mặt, kinh.
 
Ngay lúc đó, Nguyễn Huy Thiệp lao vào Hảo như sói vồ mồi, cầm tay lôi đi. Tưởng công an đến bắt. Thằng phê bình miệng hùm gan sứa bèn chạy vọt ra cửa, tính trốn. Thiệp đuổi bắt được ngay. Hắn bảo đi nhậu, bỏ mẹ chỗ này đi, đánh rắm xong là biến.
 
Hai thằng ra một nhà hàng, Thiệp quát: cơm rượu ngay, quan bao. Nó bảo sướng quá sướng quá sướng quá rồi thôi, cấm có nói gì. Hai thằng phải gió ngồi ăn và uống, câm như hai con hến. Gắp một miếng, tợp một miếng lại lừ đừ nhìn nhau như sắp đánh lộn. Rõ khiếp.
 
Cơm rượu xong, nó phán: ra lò gốm, làm một phát tượng, nứng lắm rồi. Tượng à, quan không ham. Quan phải đi ngay vì anh Lê Đạt hẹn. Hai thằng phải gió hết khôn dồn ra dại: xưng quan với nhau nghe như sắp đóng tuồng... như ta đây, xong lại ngồi như phỗng.
Từ đó quan xách dép chưa gặp lại quan ăn mày. Quan ơi là quan, sắp mặc áo quan hết cả lũ.
 
Nay nghe thằng nhà văn phải gió đang ngự trong nhà hưởng trọng bệnh, thằng phải gió phê bình thương cảm bèn viết mấy dòng hỏi thăm. Úm ba la...
 
                                       Sài Gòn 6 giờ 34 phút sáng ngày 4-5-2020
                                                            Trần Mạnh Hảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét