VÀI LỜI PHI LỘ:
Đại lão hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người mà bất ký tôn giáo nào cũng kính phục. Ngài viên tịch, để lại vô vàn nỗi niềm thương tiếc cho những ai biết đạo lý làm người. Chúng tôi không phải là nhà phê bình thơ, không phải là người có học, không phải là người Phật tử, chỉ là người yêu thơ. Bởi kính trọng nhân cách làm Người của ngài và nhân cách thơ của ngài, chúng tôi rung động đặc biệt với 7 bài thơ của ngài, nên viết cảm nhận về 7 bài thơ ấy. Đó là những bài thơ:
- Khung Trời Cũ -Mưa Cao Nguyên -Hận Thu Cao -Ác Mộng -Bài Thơ Cuối Cùng - Loạn Thị -Tống Biệt Hành.
Hôm nay mời quý vị đọc cảm nhận bài thơ “Loạn Thị”. Mong góp cho đời chút hương vị thi ca. Trân trọng!
Châu Thạch
LOẠN THỊCắt gân máu chiêm bao quỉ hiệnAi làm gì bên chiếc ghế mâyVách tường trắng bàn tay năm ngónMột bông hồng năm cánh đang xoayChồng gối cao không thấy mặt trờiTrên khung cửa con chim thắt cổĐàn kiến bò hạt cát đang rơiTôi nhắm mắt trầm ngâm ánh lửaTuệ Sỹ
ĐỌC “LOẠN THỊ” THƠ TUỆ SỸ
Châu Thạch
Loạn thị là gì? Loạn thị (Astigmatism) là tật khúc xạ ở mắt do giác mạc ghi nhận những hình dạng khác thường so với hình thực tế… Những tia sáng khi đi vào mắt thay vì hội tụ lại một điểm lại bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và nhoè. Bài thơ trên đây tuy lấy tựa đề là “Loạn Thị” nhưng ta không thấy gì là loạn thị như định nghĩa ở trên mà có vẻ như là tác giả đang bị rối loại tâm thần nên cái nhìn thấy toàn ảo giác
Rối loạn tâm thần là bệnh gây ra những nhận thức cùng suy nghĩ lệch lạc, đặc trưng bởi triệu chứng ảo giác và ảo tưởng. Trong đó, ảo giác là người bệnh thấy những hình ảnh hoặc nghe được âm thanh không có thật. Có rất nhiều dạng rối loạn tâm thần gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, cũng không có biện pháp chắc chắn nào để ngăn ngừa các căn bệnh này một cách hoàn toàn.
Nhà thơ Tuệ Sỹ là một thiền sư đức cao trọng vọng, ngài có tinh thần thép được minh chứng qua những năm tù tội nhưng vẫn tỉnh táo, được người Phật tử tôn vinh là đại trí đại bi, như thế việc nói ngài bị rối loạn tâm thần thì không thể có.
Vậy bài thơ “Loạn Thị” chắc chắc là một bài thơ có ý nghĩa sâu xa siêu việt.
Chưa thấy một nhà phê bình văn học hay một học giả nào đề cập đến bài thơ nầy. Châu Thạch tôi mạo muội viết những cảm nhận về bài thơ nầy chỉ theo cảm quan hẹp hòi và thiển cận của mình. Kính mong qúy vị, đọc và xem như câu chuyện mạn đàm để tưởng nhớ một vị thầy đáng kính của nhân gian, vì khó ai hiểu được bài thơ nầy cho tường tận, nhưng trong đáy lòng, ai cũng biết bài thơ nầy là “Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu”.
Đọc câu thơ đầu tiên : “Cắt gân máu chiêm bao quỷ hiện”:
Loạn thị là gì? Loạn thị (Astigmatism) là tật khúc xạ ở mắt do giác mạc ghi nhận những hình dạng khác thường so với hình thực tế… Những tia sáng khi đi vào mắt thay vì hội tụ lại một điểm lại bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và nhoè. Bài thơ trên đây tuy lấy tựa đề là “Loạn Thị” nhưng ta không thấy gì là loạn thị như định nghĩa ở trên mà có vẻ như là tác giả đang bị rối loại tâm thần nên cái nhìn thấy toàn ảo giác
Rối loạn tâm thần là bệnh gây ra những nhận thức cùng suy nghĩ lệch lạc, đặc trưng bởi triệu chứng ảo giác và ảo tưởng. Trong đó, ảo giác là người bệnh thấy những hình ảnh hoặc nghe được âm thanh không có thật. Có rất nhiều dạng rối loạn tâm thần gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, cũng không có biện pháp chắc chắn nào để ngăn ngừa các căn bệnh này một cách hoàn toàn.
Nhà thơ Tuệ Sỹ là một thiền sư đức cao trọng vọng, ngài có tinh thần thép được minh chứng qua những năm tù tội nhưng vẫn tỉnh táo, được người Phật tử tôn vinh là đại trí đại bi, như thế việc nói ngài bị rối loạn tâm thần thì không thể có.
Vậy bài thơ “Loạn Thị” chắc chắc là một bài thơ có ý nghĩa sâu xa siêu việt.
Chưa thấy một nhà phê bình văn học hay một học giả nào đề cập đến bài thơ nầy. Châu Thạch tôi mạo muội viết những cảm nhận về bài thơ nầy chỉ theo cảm quan hẹp hòi và thiển cận của mình. Kính mong qúy vị, đọc và xem như câu chuyện mạn đàm để tưởng nhớ một vị thầy đáng kính của nhân gian, vì khó ai hiểu được bài thơ nầy cho tường tận, nhưng trong đáy lòng, ai cũng biết bài thơ nầy là “Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu”.
Đọc câu thơ đầu tiên : “Cắt gân máu chiêm bao quỷ hiện”:
Sách vở đề cập đến nhà thơ Tuệ Sỹ tuyệt thực nhiều ngày nhưng không có ai nói đến ngài cắt gân máu mình mà tự tử.
Trong Phật giáo người tự sát phạm vào 3 tội nặng:
1 - bất hiếu với song thân.
2 – phụ bạc phúc báu có được thân người.
3- ngu si, vô tri, làm cho thần thức chìm trong thống khổ triền miên.
Vậy Tuệ Sỹ là một vị thượng tọa, ai cũng biết ngài có gan đội đá vá trời, bị kết án tử hình, nhà nước biểu viết đơn xin tha mới trả tự do nhưng ngài không viết, thì ngài không cắt gân máu mình để chết vô ích bao giờ. Như thế ta có thể hiểu câu thơ “Cắt gân máu chiêm bao quỷ hiện” chỉ nằm trong một giấc chiêm bao nào đó của ngài Tuệ Sỹ mà thôi.
Câu thơ thứ 2 “Ai làm gì bên chiếc ghế mây”:
Nhà thơ thấy một người loay hoay đang làm gì bên chiếc ghế mây. Trong cơn mơ mình thấy mình rất hay xảy ra với mọi người. Đọc câu thơ nầy ta có thể hiểu ngài Tuệ Sỹ thấy chính phách của ngài trong một trạng thái chăm chỉ vào một công việc nào đó. Ta có thể tưởng tuợng nhà thơ mơ thấy mình đang đan một chiến ghế mây, là đang tạo hình một đồ vật, đồ vật đó bằng mây, mây mang hình ảnh có sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ. Với Tuệ Sỹ có thể hiểu là ngài đang chiêm bao thấy hình ảnh của ngài kham nhẩn tu tập và đấu tranh cho công bằng xã hội, cho đất nước quê hương.
Câu thơ thứ 3 và thứ 4 “Vách tường trắng bàn tay năm ngón/ Một bông hồng năm cánh đang xoay”:
Hai câu thơ nầy có thể hiểu nhà thơ Tuê Sỹ chiêm bao thấy có một bàn tay như đóa hoa hồng 5 cánh đang xoay trên vách tường. Bàn tay mang nhiều biểu tượng cảm xúc tùy theo hình ảnh của nó. Bàn tay mở ra, bàn tay đưa cao, bàn tay úp lại đều có ý nghĩa khác nhau. Bàn tay đang xoay tượng trưng cho sự vận hành của một công việc hay một lý tưởng. Bàn tay đang xoay lại là một bàn tay giống đóa hoa hồng 5 cánh thì ta có thể hiểu nó tượng trưng cho một tình yêu đang vận hành. Tuệ Sỹ là một nhà sư, còn là một nhà ái quốc, vậy ngài mơ thấy bàn tay như đóa hoa hồng đang xoay là mơ thấy lý tưởng của chính ngài đang thực hiện, đang ấp ủ trong lòng mình.
Qua hai câu thơ thứ 5 và thứ 6 “Chồng gối cao không thấy mặt trời/Trên khung cửa con chim thắt cổ”:
Hai câu thơ nầy đối chọi nhau. Nhà thơ thấy một hiện tượng rất to lớn xảy ra. Đó là hiện tượng những chiếc gối chồng lên nhau che cả mặt trời, và hiện tượng một con chim nhỏ bị thắt cổ nằm trên khung cửa. Chồng gối che khuất mặt trời là hình ảnh của những khó khăn, nghịch cảnh, bất công làm che đi mặt trời công lý. Con chim bị thắt cổ là thân phận bé nhỏ của chính ngài, bị bóp chết tình thương yêu tha nhân và ái quốc của mình, như con chim kia không được bay vào không gian mà đem thắt cổ nó trên khung cửa, khung cửa là nơi chỉ nhìn thấy bầu trời tự do mà mơ ước.
Hai câu thơ cuối cùng, nhà thơ mang niềm hy vọng cho lý tưởng và cho dự phóng tương lại: “Đàn kiến bò hạt cát đang rơi /Tôi nhắm mắt trầm ngâm ánh lửa”:
Đàn kiến đang bò tượng trưng cho hệ sinh thái môi trường không tốt, vừa tượng trưng cho sự đoàn kết, kiên trì, đấu tranh cho cuộc sống. Hạt cát tượng trưng sự nhỏ bé nhưng cứng cỏi và bền bỉ giữa sự vô thường của chuyển dịch trong đời mà cát phải gánh chịu. Nhà thơ Tuệ Sỹ cuối cùng không còn loạn thị nữa, ngài đã hiểu ý nghĩa giấc chiêm bao của mình, và ngài nhắm mắt trầm ngâm trong ánh lửa, để thấy ánh sáng cuối chân trời là sự thành công của đàn kiến về tổ, nhờ nó kiên trì và cứng cỏi như hạt cát kia, hay đúng ra, nhà thơ hy vọng một tương lai tốt đẹp cho dự phóng của mình:
Đàn kiến bò hạt cát đang rơiTôi nhắm mắt trầm ngâm ánh lửa
“Loạn Thị” là một bài thơ được sáng tạo thuần túy tâm linh, đọc nó ta cảm nhận được hình ảnh chói lòa của giấc mơ, nó làm ta rợn người như thấy ma quái, nhưng nó có thể đưa ta qua nhiều tâm trạng lo sợ, buồn đau, uất ức, suy tư và hy vọng xa vời. Đây là một bài thơ chất chứa nỗi lòng của một bậc hiền sĩ mang chí lớn, đang vùng vẩy trong thân phận bị quản thúc, tù đày, buồn tê tái. Đọc bài thơ dễ làm cho con tim ta quặn thắt, đồng cảm với giấc chiêm bao như cắt gân máu thấy quỷ hiện ra của ngài Tuệ Sỹ.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét