CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2024

TIẾNG VIỆT ÂN TÌNH: MỘT SỐ TỪ CỔ ĐÃ BIẾN MẤT TRONG TIẾNG VIỆT - Theo trang face Bình Thiên Hạ



Ai cũng biết rằng “cổ” là thuộc về quá khứ, ngày xưa; nhưng “ngày xưa” ấy chính xác là lúc nào thì vẫn còn là một ẩn số. Các học giả ít tranh cãi về thời điểm, phải chăng vì ngày hôm nay cũng sẽ trở thành “ngày xưa” trong trăm năm nữa?  Họ nói nhiều hơn về tên gọi, nhưng đến nay vẫn chưa có một cách gọi thống nhất cho những từ tiếng Việt ít hay không còn được sử dụng. Đào Duy Anh gọi rất thơ - “từ xưa”, Hoàng Xuân Hãn gọi “từ ngữ cổ”, còn Nguyễn Ngọc San dùng “từ cổ” hay “từ Việt cổ”. Từ thuần Việt hay có gốc chữ Nôm, chữ Hán đều có thể xếp vào trong khái niệm này
 
Ngày nay, có những từ cổ đã trở nên hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Nhẩm trong đầu mà có ta cảm giác như nhìn qua ô cửa thời gian xa xăm, thấy một người ngâm thơ hay hát câu vè; cũng bằng tiếng mẹ đẻ đấy, mà sao chẳng hiểu gì!  Tuy vậy, cũng có những từ đã ẩn mình trong phương ngữ, thành ngữ hay ca dao, tục ngữ, quyện hoà cùng dòng chảy ngôn ngữ hiện đại. Những từ ngữ ấy sinh sôi trong một thời đại đã xa, nhưng lại có được sức sống mới nhờ vào sự đa dạng, phát triển không ngừng của tiếng Việt.
 
Mời các bạn cùng khám phá một số từ ngữ quen-mà-lạ, lạ-mà-quen trong từ điển đầu tiên của Việt Nam - “Đại Nam quốc âm tự vị”.
- Từ cổ mất một phần nghĩa khi đứng riêng lẻ, nhưng trở thành thành tố cấu tạo trong các từ khác
 
Có những từ ghép mà khi tách đơn lẻ, ta ít khi hiểu được nghĩa của từng thành tố bởi vì các thành tố ấy là từ cổ đã không còn được sử dụng. Nếu nói “lãm” hay “vầy” thì ít ai hiểu, nhưng nếu nói “thưởng lãm” hay “sum vầy” thì rõ nghĩa ngay, trong đó:

Lãm: xem, coi (như thưởng lãm)
Vầy: nhóm họp, xúm xít
(như hiệp vầy, vầy lại, sum vầy)
 
- Từ cổ đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng tiếng Việt hiện đại
 
Có những từ ngữ đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại như:

Diềm dà: xanh tươi, rậm rạp
Nhớn đàm: nói chuyện chơi
Đằng đãi: chờ đợi
 
Điều thú vị là có một số từ hay ngữ nghĩa được phân loại vào mục này được “tái sinh”, nghĩa là sau một thời gian biến mất lại được người Việt sử dụng, chẳng hạn như “chùng” với nghĩa lén lút (ăn chùng, làm chùng), hay “bẩn” ý chỉ những người bản tính hẹp hòi.
 
- Từ cổ xuất hiện trong phương ngữ
 
“Ngó ra ngoài biển minh mông
Thấy chiếc thuyền rồng cất mái chèo đua.”
(Minh là mênh theo cách phát âm Nam Bộ)
 
“Tưởng là đàng vắng hát chơi
Hay đâu đàng vắng có người vãng lai.”
(Đàng là đường theo cách phát âm Nam Bộ)
 
-Từ cổ được dùng hạn chế
 
Theo sự biến âm, biến nghĩa của tiếng Việt, một số từ cổ dần được thay thế bằng các từ có phát âm gần giống, như câu “chân nam đá chân chiêu” nguyên bản là “chân đăm đá chân chiêu” (đăm, chiêu: trái, phải). Trong đó đăm, chiêu nghĩa là trái, phải
hay:
 
“Một miếng khi đói bằng một đọi khi no”
Đọi: chén bát
 
Còn thiếu từ nào nữa hong? Comment cho mình với nha!

                                                         Theo trang face Bình Thiên Hạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét