Mai vàng là biểu tượng của mùa xuân phương Nam, cứ dịp Tết đến xuân về, người dân nơi đây đều xuống phố để sắm cây mai về trưng trong nhà.
Nếu như miền Bắc Tết không thể thiếu hoa đào thì miền Nam không thể thiếu hoa mai. Tục chơi mai ngày Tết lâu dần đã trở thành nét văn hóa của người người Sài Gòn.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết và hiểu về tục chơi mai vàng ngày Tết và vì sao người phương Nam lại trưng Tết bằng hoa mai vàng?
Tương truyền, ngày xưa có một cô gái tên Mai, con một người thợ săn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha rèn luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật.
Lúc ấy, có con yêu tinh rắn đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền đi khắp nơi.
Vài năm sau người cha lâm bệnh, sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái đã bước qua tuổi mười tám và võ thuật càng ngày tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoản mời hai cha con đi giết yêu tinh.
Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ ấy, để mẹ có thể nhìn thấy mình từ xa.
Sau đó, hai cha con trèo non, lội suối tìm yêu tinh để tiêu diệt. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì, nên để con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Cuối cùng, cô gái đã giết được nó. Nhưng không may, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và siết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp, nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong 9 ngày Tết. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong 9 ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mùng 6 Tết thì biến mất).
Lúc ấy, có con yêu tinh rắn đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền đi khắp nơi.
Vài năm sau người cha lâm bệnh, sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái đã bước qua tuổi mười tám và võ thuật càng ngày tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoản mời hai cha con đi giết yêu tinh.
Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ ấy, để mẹ có thể nhìn thấy mình từ xa.
Sau đó, hai cha con trèo non, lội suối tìm yêu tinh để tiêu diệt. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì, nên để con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Cuối cùng, cô gái đã giết được nó. Nhưng không may, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và siết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp, nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong 9 ngày Tết. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong 9 ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mùng 6 Tết thì biến mất).
Về sau khi cha mẹ và người thân qua đời hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu - nơi người dân đã lập nên để cúng bái cô.
Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt 9 ngày Tết, nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là hoa mai. Sau đó, người dân chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ Tết đến xuân về.
Từ đó về sau, cây mai vàng trở thành hoa chơi Tết, trưng Tết của người dân. Tục chơi hoa mai vàng ngày Tết lâu dần đã trở thành nét văn hóa đẹp không chỉ của người phương Nam.
Ngày nay, hoa mai vàng có mặt khắp nhà nhà vào dịp Tết, trong nhà trang trí hoa mai vừa đẹp, vừa mang lại ý nghĩa xua đuổi tà mà, mang may mắn, tài lộc cho cả năm.
Mai Cát
*
Nguồn:
https://vtc.vn/su-tich-cay-mai-vang-ngay-tet-ar658399.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét