LỊCH
SỬ, NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ CON ĐƯỜNG ĐI CỦA TRÀ
1. Tên khoa học
- Năm 1753, Carl Von Liaeus, nhà thực vật học Thụy Điển,
đặt tên khoa học cây trà là Thea sinensis, xác định cây trà có nguồn gốc
Trung Quốc. Thế nhưng một số học giả Anh lại cho rằng nguồn gốc cây trà là Ấn
Độ. Cuộc tranh luận về quê hương cây trà đã kéo dài trên hai thế kỷ.
- Năm 1976, Djemukhatze, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn
lâm khoa học Liên Xô (cũ), sau khi đi khảo sát vùng trà cổ thụ trong 2 năm tại
miền bắc Việt Nam, bằng phương pháp sinh hóa thực vật, lại xác định Việt Nam là
quê hương cây trà trên thế giới, theo sơ đồ tiến hóa sau đây:
Camellia -- trà Việt Nam -- trà Vân Nam lá to --
trà Trung Quốc -- trà Ấn Độ
– Ta nên nhớ
rằng: Khi nhà thực vật học lấy một địa danh nào đặt tên (như sinensis: Trung
Hoa) không có nghĩa nơi đó là cái nôi của một loài, mà thường do nơi đó là nơi
lần đầu tiên phát hiện), do vậy không thể dựa vào từ "sinensis" để
nói cây trà có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- Hình như tất cả những gì có người Trung Hoa tham
gia vào đều có bên cạnh một vài huyền thoại; trà cũng không ngoại lệ. Ít ra người Trung Hoa có hai huyền thoại về
trà: một huyền thoại mang sắc thái người
Hoa Bắc và một mang sắc thái người Hoa Nam.
. Huyền thoại
thứ nhất của người Hoa Bắc cho rằng cho rằng người đầu tiên phát hiện ra trà
chính là Thần Nông (2737- 2697 tr. Công Nguyên). Truyền thuyết này lại được giới
thiệu trong cuốn Trà Kinh của Lục Vũ (vào năm 780 sau Công nguyên).
Vua Thần Nông là vị Hoàng Đế huyền thoại rất giỏi về
nông nghiệp và y dược. Ngài nếm nhiều loại cây cỏ để tìm dược tính trị bệnh cho
dân; “Thần Nông một ngày nếm thử một trăm loại thảo dược và gặp bẩy mươi loại độc
và tự mình giải độc.”. Sự tích tìm ra cây trà của Thần Nông cũng được dệt bằng
một huyền thoại thần bí. Một hôm, Vua Thần Nông cùng vợ con lên núi, giữa chừng
núi vua thấy khát nước thì ngay lúc đó một chiếc lá rơi xuống cạnh chân Ngài.
Thần Nông lượm lên và vò nát trong tay mình, chất nhựa dính vào ngón tay và
Ngài đưa lên miệng nếm. Vị đăng đắng cho Thần Nông biết nó có dược tình và cảm
thấy cơn khát mất đi. Thần Nông bèn đem chiếc lá đó sắc lên, và Ngài là người đầu
tiên uống trà. Lại có truyền thuyết nói Thần Nông đun nước dưới một gốc cây, lá
cây này rụng và rơi vào nồi. Nước trong nồi có màu vàng xanh và mùi vị thơm
ngon, uống vào hết khát: đó là trà.
Người Trung Hoa chứng minh huyền thoại này bằng cách
trưng ra cuốn ‘Thần Nông Bản Thảo” , trong đó có ghi tính dược cây trà. Nhưng
thực ra tác phẩm này là một biên khảo vào thời Tần-Hán (khoảng năm 220 sau Công
Nguyên) do nhiều nhà y học ghi chép và về sau Đào Hoằng Cảnh (457 – 536) chỉnh
lý lại và người đời sau bổ sung và sửa đổi khá nhiều. Có điều chúng ta cần lưu
ý trong Trung Y (y học trung Hoa) không thấy cổ phương danh tiếng nào dùng trà
làm vị thuốc và trong các hiệu thuốc đông dược chẳng thấy ai dùng đến trà cả.
Người Trung Hoa nói thế. Các học giả phương Tây dựa
vào tài liệu Trung Hoa thuật lại thế và chúng ta nhắm mắt tin thế. Rồi người Nhật
phụ họa thêm truyền thuyết trà là một cây thuốc như sau: vào đời Chiến Quốc một
danh y truyền dạy y thuật cho con trai, nhưng chỉ mới truyền được bảy phần thì
ông qua đời. Tưởng là phần còn lại thất truyền, nào ngờ nơi mộ ông ta mọc lên một
loại cây hội đủ dược tính phần y thuật còn truyền sót; đó là cây trà. Càng về
sau, các tài liệu đều ghi: “Khởi đầu trà là một vị thuốc, sau trở thành thứ nước
uống giải khát.”
Củng cố thêm cho nguồn gốc cây trà và văn hóa trà xuất
phát từ Trung Hoa, người Hoa Bắc còn đưa ra huyền thoại “Các vua nhà Chu đã
dùng trà tế lễ từ năm 221 trước Công Nguyên”. Huyền thoại này thực sự có cơ sở
chăng?! Nếu từ thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc người Trung Hoa đã dùng trà trong tế
tự, ắt điều này phải có ghi trong các kinh lễ của các bậc thánh nhân như Chu
Công và Khổng Tử. Đáng tiếc, Kinh Lễ hay Lễ Ký do Đức Khổng Tử san định cũng
không hề thấy nói đến trà; sách Luận Ngữ do học trò ngài ghi lại các lời Ngài dạy
hàng ngày cũng chẳng thấy nói đến trà; Kinh Thi cũng do Ngài san định là một
tác phẩm ghi chép lại các bài ca dao trong dân gian không hề có một chữ trà hay
chữ đồ. Trở ngược dòng lịch sử, sách Chu Lễ ghi rất chi li lễ tiết đời Chu cũng
không thấy có chữ trà, Hoặc quay xuống đến đời Hán chúng ta thấy có cuốn Sử Ký
của Tư Mã Thiên (khoảng những năm 90 trước Công Nguyên), có một thiên Lễ Thư,
hay Hán Thư cũng không dành cho trà một chữ. Qua đó có thể nói ít nhất đến đời
Hán trà chưa hề được biết đến ở Trung Hoa.
Trái lại chúng ta dễ dàng thấy chữ “tửu” trong các tác
phẩm vừa nói, với câu nói nổi tiếng “Vô tửu bất thành lễ”. Điều này cho thấy việc
vua nhà Chu dùng trà tế lễ là sự gán ghép đời sau. Nho gia không phải rồi, vậy
trà có phải của Đạo gia chăng?! Chắc chắn là không vì biểu tượng thường đi kèm
với các vị tiên gia là phất trần và bình rượu chứ không phải ấm trà, và giới đạo
gia có thứ rượu Quỳnh tương trên tiên giới thần diệu như nước cam lồ bên Phật
giáo. Chỉ mãi sau đến đời Chu Hy (cuối Nam Tống) mới xuất hiện một bài thơ gắn
ông tiên với lò nấu trà. Như vậy có thể nói điều Lục Vũ ghi trong Trà Kinh “Thần
Nông là ông tổ cây trà” có thể chỉ là lời lượm lặt trong dân gian thích thêu dệt
huyền thoại của người Trung Hoa mà thôi.
. Huyền
thoại thứ hai của người Hoa Nam. Huyền thoại này cho rằng chính Bồ Đề Đạt Ma
(Bodhidarma), Sơ tổ Thiền Trung Hoa, là người mang cây trà từ Ấn Độ vào Trung
Hoa (năm 519 sau Công Nguyên). Nhờ cây trà mà Ngài thức suốt 9 năm để ngồi nhìn
vách đá quán tưởng công án. Tin vào truyền thuyết này nên về sau Thiền Nam Tông
có nghi thức uống trà trước tượng Bồ Đề Đạt Ma. Xoay quanh Bồ Đề Đạt Ma lại có
một huyền thoại thần bí hơn, lại do người Nhât phụ họa: Sau ba năm diện bích, tổ
Đạt Ma kiệt sức và ngủ lịm đi. Khi tỉnh dậy, tổ hối hận và lo lắng, cắt hai mi
mắt mình liệng xuống đất. Ít lâu sau nơi đó mọc lên một loại cây bụi, tổ Đạt Ma
lấy lá của nó nấu lên uống thì tỉnh ngủ hẳn. Và Ngài tiếp tục diện bích cho hết
9 năm.
- Cũng lưu ý là
các tác phẩm như Hán Sở Tranh Hùng, Tam quốc Chí có nhiều lần nói đến việc uống
trà, nhưng điều này không thể khẳng định trà có từ đời Hán vì các tác phẩm này
viết vào đời nhà Minh, thời trà Trung Hoa đang ở giai đoạn hoàng kim. Việc các
cây bút văn chương lồng một số chi tiết nho nhỏ quen thuộc đương thời vào câu
chuyện không phải là điều không xảy ra nếu không muốn nói rất thường.
- Còn nếu lấy huyền thoại làm chứng cứ thì e rằng người
Việt biết uống trà và có một nền văn hóa trà sâu xa từ thời Hùng Vương (ngang đời
nhà Chu). Ai trong chúng ta cũng đều biết câu chuyện cổ tích Trương Chi – Mỵ
Nương , hai chữ Mỵ Nương đủ khẳng định bối cảnh câu chuyện xảy ra vào thời Hùng
Vương rồi. Chuyện kể tóm tắt rằng: Chàng lái đò Trương Chi có giọng hát thật
hay làm xiêu lòng Mỵ Nương. Nhưng khi gặp khuôn mặt xấu xí của chàng lái đò Mỵ
Nương đâm thất vọng, ngược lại trước nhan sắc của Mỵ Nương Trương Chi về ốm
tương tư rồi mất. Trương Chi chết hóa thành một hòn ngọc, người thợ đá tạc
thành một cái chén uống trà dâng cho gia đình Mỵ Nương. Cứ mỗi lần rót nước trà
vào chén Mỵ Nương thấy trong đó có hình chiếc đò bơi qua bơi lại và một tiếng
hát từ cõi xa xăm nào đó vọng lại. Thương cảm, Mỵ Nương khóc, giọt nước mắt rơi
vào chén trà và chén trà tan thành nước.
- Bên cạnh, người Trung Hoa trưng ra một số tư liệu lịch
sử để chứng minh nguồn gốc cây trà của họ. Sự viện dẫn này dựa vào thương mại để
chứng minh cây trà và văn hóa trà có nguồn gốc từ Trung Hoa:
. Dẫn Con
Đường Trà Cổ (Trà Mã Cổ Đạo): Đây là con đường núi ngoằn ngoèo đi xuyên qua
vùng núi Vân Nam – Tứ Xuyên phía Tây Nam trung Hoa, phương tiện vận chuyển chủ
yếu là lừa và ngựa. Theo tư liệu của Trung Hoa con đường này hình thành vào đời
nhà Đường (618-907), và trà của Trung Hoa theo đường đó bán cho các nước phía
Nam.
Điều này
không mấy hữu lý vì tính theo thời gian vùng này thuộc về đất nước Nam Chiếu –
Đại Lý. Thực tế cũng cho thấy đời Đường
chưa cai trị được vùng đất này, nếu không muốn nói có nhiều chiến tranh qua lại
giữa Trung Hoa và các bộ tộc (nhất là khi vùng này hình thành quốc gia) tại nơi
đây. Cứ liệu đáng tin nhất; năm 629 khi Đường Tam Tạng có ý qua Hồ Quốc (tức Ấn
Độ) thỉnh kinh, ông phải lén đi vì Đường Thái Tông cấm đi ra nước ngoài. Lý do
cấm đoán đó là vì các vùng biên giới không yên ổn và nhà Đường lúc đó không đủ
sức thảo phạt . Tình hình như thế cho thấy con đường này thực sự dưới quyền kiểm
soát của Nam Chiếu – Đại Lý, trà từ vùng này chuyển đi các vùng lân cận và Hoa
Nam để bán . Luận cứ này cho thấy con đường Trà Mã Cổ Đạo này không do nhà Đường
mở ra, thực tế nó là một con đường tự phát nhằm trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ với
Hoa Nam và các nước lân cận Đại Lý. Trà quả là sản phẩm của con đường này nhưng
chủ nhân là Đại Lý chứ không phải Trung Hoa. Chính vì thế ta sẽ thấy tập quán uống
trà những nước quanh Đại Lý cũ không hề giống thói quen uống trà của người
Trung Hoa.
(Phần huyền thoại và lịch sử này được trích từ
quyển Trà Thư trong Trà Luận của nhà biên khảo Đức Chính)
3. Truy lại cội
nguồn nền văn hóa trà
Qua những điều trên chúng ta đã biết: Trà là
sản phẩm của Con Đường Trà Cổ (Trà Mã Cổ Đạo) và chủ nhân của nó là
nước Đại Lý.
Lãnh thổ nước Đại Lý bao gồm 3 tỉnh: Vân Nam, Quý Châu và tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.
Nước này còn chiếm một phần vùng thượng du miền Bắc Việt Nam và một phần lãnh
thổ của Myanmar hiện nay. Trước khi thành lập nước Đại Lý, vùng đất này là của
người Bạch và người Di, gồm 6 bộ tộc (gọi là chiếu) Mông Huề, Việt Thác, Lãng
Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá, trong số đó Mông Xá là bộ tộc mạnh nhất nằm
ở phía nam nên thường gọi là Nam Chiếu. Năm 737, thủ lãnh của Mông Xá là Bì La
Cáp mượn thế lực của Đường Huyền Tông thống nhất các chiếu khác thành lập ra nước
Nam Chiếu. Điều này có ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Trong khoảng năm
Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường
thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan tiết độ sứ
đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường
thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên,
đem quân đi đánh Thổ Phồn (Tây Tạng)… Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế
và đặt quốc hiệu là Đại Mông rồi lại đổi là Đại Lễ…” Triều đại này tồn tại đến
năm 902, Đoàn Tư Bình nổi lên thành lập nước Đại Lý.
(Hình Bản đồ nước Đại lý)
Vương Quốc Đại Lý tồn tại trên vùng đất này từ năm 937 cho đến năm 1253; kế tiếp nhau bởi 22 đời xưng đế, trong đó có nhân vật Đoàn Chính Thuần được Kim Dung hư cấu vào tiểu thuyết võ hiệp của mình. Sau năm 1253, Đại Lý mất vào tay Nguyên Mông nhưng dòng họ Đoàn vẫn cai trị vùng đất này với tước danh Tổng quản đến tận năm 1387 (vị tổng quản cuối cùng là Đoàn Thế) bị diệt dưới tay Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nước Đại Lý đổi thành phủ Đại Lý, người Bạch và người Di nước lưu lạc xuống phương Nam. Một số thành các dân tộc người ở Việt Nam, Lào và Myanmar (như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Lô lô, Nùng); một nhóm đông hơn di chuyển sâu về hướng Nam thành lập nước Thái Lan ngày nay.
Vương Quốc Đại Lý tồn tại trên vùng đất này từ năm 937 cho đến năm 1253; kế tiếp nhau bởi 22 đời xưng đế, trong đó có nhân vật Đoàn Chính Thuần được Kim Dung hư cấu vào tiểu thuyết võ hiệp của mình. Sau năm 1253, Đại Lý mất vào tay Nguyên Mông nhưng dòng họ Đoàn vẫn cai trị vùng đất này với tước danh Tổng quản đến tận năm 1387 (vị tổng quản cuối cùng là Đoàn Thế) bị diệt dưới tay Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nước Đại Lý đổi thành phủ Đại Lý, người Bạch và người Di nước lưu lạc xuống phương Nam. Một số thành các dân tộc người ở Việt Nam, Lào và Myanmar (như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Lô lô, Nùng); một nhóm đông hơn di chuyển sâu về hướng Nam thành lập nước Thái Lan ngày nay.
Nếu Trung Hoa cho rằng Vân Nam – Tứ Xuyên ngày nay là
của Trung Quốc nên nguồn gốc từ Trung Quốc mà ra; chúng ta cũng có thể nói vùng
Thượng Du Bắc Việt Nam ngày nay của Việt Nam xưa thuộc Đại Lý, vậy Việt Nam
cũng là cái nôi của thế giới. Theo tôi
điều này không hay ho chút nào. Hãy như người Việt, cứ để nền văn hóa Óc Eo là
tài sản của vương quốc Phù Nam, Tháp Chàm của người Chăm, … chứ không nhận bừa
của người Việt. Tương tự, cội nguồn của trà là người Đại Lý, một vương quốc cổ
nay không còn nữa. Và có thể các nhóm dân tộc dùng ngôn ngữ Tạng-Miến như người
Thái vùng Tây-Bắc miền Bắc Việt Nam là một thành tố đại diện còn tồn tại đến
ngày nay.
Nghiên cứu về văn hóa nên lấy mốc từ khi một sự kiện
trở nên phổ quát và đi vào tư tưởng, chứ không nên vin vào một vài chứng cứ vật
thể nhỏ để khẳng định đã có một nền văn hóa. Cũng như khi cắm ngọn cờ trên mặt
trăng không thể khẳng định con người đã sống trên mặt trăng vào thời điểm đó.
Chính trị và văn hóa khác biệt nhau ở chỗ này.
Vậy tại sao ngày nay khi nói đến trà người ta nghĩ
ngay đến Trung Hoa và Nhật Bản. Đó là vì họ có phương thức truyền bá tư tưởng tốt:
người Trung Hoa bằng các huyền thoại và cửa miệng các Hoa Kiều (chưa kể ngụy
thư đời sau viết gán cho người đời trước để làm chứng cứ giả tạo); người Nhật
có tác phẩm Book of the Tea của Okakura Kakuzo gây tiếng vang trên thế giới và
gây tò mò người Phương Tây nơi nghi thức trà của họ vừa cầu kỳ vừa thoang thoảng
kỳ bí.
(Phần truy lại cội nguồn này được trích từ quyển
Trà Thư trong Trà Luận của nhà biên khảo
Đức Chính)
4. Các giai đoạn phát triển trà
- Cây trà nguyên thổ sản của miền Hoa Nam, đã dược các
nhà thực vật học và dược vật học Trung Hoa biết đến từ những thời đại rất xa
xưa. Các văn gia cổ điển gọi nó bằng những tên khác nhau: Đồ (Tou), Thiết
(Tach), Thuấn (Chung), Giả (Kha), và Minh (Ming), và trà được tán dương là có
hiệu năng làm cho người ta hết mệt nhọc, tinh thần sảng khoái, ý chí tăng cường
và thị lực hồi phục. Người ta không chỉ dùng trà làm thuốc uống bên trong, mà
còn hay dùng như một thứ cao đắp ở bên ngoài để trị phong thấp nữa. Các môn đồ
Đạo gia coi trà là một vị trọng yếu trong môn thuốc trường sinh bất lão; còn các
tăng đồ Phật giáo thì thường dùng trà để chống lại cơn buồn ngủ trong những giờ
ngồi trầm tư mặc tưởng dài đằng đẵng.
- Tuy nhiên, phương pháp uống trà thời kỳ ấy hãy còn cổ
lỗ hết sức. Người ta lấy lá trà đem hấp lên, bỏ vào cối giã, làm thành bánh rồi
đem nấu với gạo, gừng, muối, vỏ cam, hương liệu, sữa, và một đôi khi cả hành nữa!
Tập quán này cũng còn thịnh hành trong dân xứ Tây Tạng và các bộ tộc Mông Cổ, họ
chế tất cả các vị kể trên thành một chất "xi rô" kỳ xảo. Lối dùng những
lát chanh của người Nga tập uống trà tại những đội thương lữ quán Trung Hoa là
một lối cổ còn sót lại.
- Sau nhờ thiên tài của Đường triều, trà mới được
"giải thoát" khỏi trạng thái thô lậu này và được lý tướng hóa một
cách tuyệt diệu. Lục Vũ ở khoảng giữa thế kỷ thứ tám, là đệ nhất sứ đồ của trà.
Ông sinh vào thời kỳ mà Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo đang tìm đường tổng hợp
với nhau. Phiến thần luận của tượng trưng chủ nghĩa lúc bấy giờ có ý muốn phản
chiếu cái "Phổ biến" (Universal) ra khỏi cái "Đặc thù" (the
Particular). Lục Vũ là một nhà thơ, nhận thấy trong bộ đồ trà cũng có đủ cả sự
điều hòa và trật tự như trong mọi sự vật khác. Trong tác phẩm danh tiếng của
ông là cuốn Trà Kinh (Kinh thư của Trà Đạo), ông đã định thức hóa Pháp điển về
Trà. Từ đó ông được thờ như vị thần giám hộ của các nhà buôn trà Trung Hoa.
- Nhưng trà chỉ thật sự phổ cập ở khắp Trung Hoa bắt đầu
từ thời Nguyên khi Đại Lý bị diệt và dòng họ Đoàn quy thuận, trà mới có cơ sở
thông thương rộng hơn. Qua đời Minh (1368-1644), việc buôn bán trà trở nên rất
thịnh vượng nên triều đình lập ra “Bộ Trà Mã” để quản lý và thu thuế, kết quả tất
yếu của việc sáp nhập nước Đại Lý vào Đại Minh. Trong bối cảnh đó nhiều tay bút
bàn về trà sinh sôi nảy nở là điều tất yếu, và thường hay đề danh tính người đời
trước để dễ thuyết phục người đọc (đời nhà Minh nổi tiếng nhiều ngụy tác). Tuy
vậy để xuất khẩu trà quy mô phải đợi đến khi kỹ thuật canh tác phát triển và
trà được trồng nhiều ở các vùng như Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Lãnh
Nam, Kinh Tương, Phúc Kiến, nghĩa là khó sớm hơn thế kỷ 14.
5. Bước đi của trà
- Vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, người Hòa Lan truyền
đi cái tin ở Đông phương có loại thức uống làm bằng một thứ lá cây rất ngon.
Các nhà du lịch Giovanni Batista Ramusio (1559), L.Almeida (1576), Maffeno
(1528), Tareira (1610), cũng nói đến trà. Trong năm cuối cùng kể trên, thương
thuyền của Hòa Lan Đông Ấn Độ Công ty đem những lá trà đầu tiên về Âu châu. Trà
được nước Pháp biết đến năm 1636, và lọt vào nước Nga năm 1638. Năm 1650, nước
Anh hoan nghênh trà và khi nói đến trà thì ca ngợi coi là "một món đồ uống
ngon tuyệt, tất cả các y sĩ đều tán thành món đồ uống Trung Hoa, mà người Trung
Hoa gọi là trà, các nước khác thì gọi là tê (thé) hay ti (tea)". Trà đã bắt
đầu được coi là thức uống quốc tế
Sự giao lưu thương mại giữa Trung Hoa và các nước
phương Tây ngày một lớn mạnh bắt đầu từ triều đại nhà Thanh. Khi Hoàng đế Trung
Hoa “ngự hít” điếu thuốc lá đầu tiên được mang đến từ Châu Âu, thì Nữ hoàng Anh
Quốc cũng đang nhấm nháp tách trà đầu tiên. Vào khoảng năm 1615, các thương gia
Anh Quốc với công ty Đông Ấn Độ nhận thức được sự có mặt của Trà. Trà đã nhanh
chóng được truyền bá khắp Châu Âu và gần 100 năm sau, khối lượng trà nhập khẩu
vào Anh tăng từ 100 pound/năm lên đến hơn 5 triệu pound/năm. Điều này đòi hỏi cần
phải có nhiều phương tiện lớn mới mang được tải trọng trà như thế từ Trung Hoa.
- Tại Anh: Theo sử liệu,thì chính Nữ Công Tước
Bedford, tác giả quyển “Năm giờ uống trà” rất được người Anh ưa thích. Bà cũng
là người đã tạo ra phong trào uống trà vào buổi chiều tại xứ sương mù. Ngày nay
tới nhà bất cứ một người Anh nào, đặc biệt là giới trung và thượng lưu trí thức,
ai cũng phải lóe mắt trước sự khéo tay và vô cùng thẩm mỹ của các bà nội trợ ,
trong việc trang trí bàn uống trà với khăn phủ bàn có bình hoa tươi và bộ bình
trà làm bằng bạc và sứ men Trung Hoa. Người Anh từ lâu có tập quán đãi khách loại
trà sữa hay trà chanh. Cũng theo sử liệu, thì vào thế kỷ XVIII, khi Anh chiếm Hồng
Kông và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Hoa như Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng
Châu đã du nhập tập tính uống trà của người Tàu về bản quốc.
Tập quán uống trà ở Anh phát triển mau lẹ không thể
tưởng tượng dược, trong nửa đầu thế kỷ thứ mười tám, những quán cà phê ở
London, trên thực tế, đã biến thành những phòng trà, nơi hẹn hò của những bậc
anh tài như Addison và Steele, tiêu khiển bên những "món trà”. Chẳng bao
lâu, trà trở thành một món cần thiết cho đời sống sinh hoạt - một món có thể
đánh thuế được.
- Tại Hoa Kỳ: Hằng năm theo thống kê, thì dân chúng
Hoa Kỳ tiêu thụ cả chục triệu tấn trà, bằng mọi hình thức như uống nóng, lạnh,
trà nguyên chất hay ướp các loại hoa, uống không hay uống chung với đường thêm
mật ong, sữa, kem, chanh. Người Mỹ uống nhiều loại trà, từ thứ gọi là
Decaffeinated Tea hoặc các loại trà lá, kể cả dược trà bằng lá ổi, lá hồng để
trị bệnh va làn tan mỡ, gọi là Herbal Tea.
Xin được nhắc qua về vụ Trà đã dự phần hết sức quan
trọng trong sự kiện lịch sử hiện đại. Thuộc địa Mỹ cam chịu áp chế cuả Anh
cho đến khi sức nhẫn nhục của con người không thể chịu đựng được nữa, phải
nổi dậy trước những khoản thuế quá nặng đánh vào Trà. Nền độc lập của Mỹ bắt đầu
từ ngày người ta quẳng những thùng trà xuống hải cảng Boston: Người Mỹ đã
vùng dậy mà ném cả 342 thùng trà xuống biển, để rồi bắt đầu cuộc khởi nghĩa
giành độc lập năm 1773. Cố nhiên là không lỗi ở trà, và cũng không phải chỉ vì
trà, mà còn nhiều lý do khác nữa; nhưng đã nói đến trà thì cứ nên cho rằng,
nhờ đó mà cái gọi là Boston Tea Party trở thành bất hủ.
- Tại Nhật: Cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12, cùng với
Thiền, trà ở Trung Hoa tràn sang Nhật. Người Nhật tiếp thu cả hai thứ văn hoá vật
chất và tôn giáo này, đem nó hoà quyện với văn hoá bản địa và nâng lên thành
triết lý riêng của dân tộc là Trà Đạo.
Trà đạo bao gồm những nghi lễ thiêng liêng thấm đượm
chất tâm linh tôn giáo, khiến cuộc thưởng trà trở thành một cuộc lễ.
Ngày nay Triết Lý Trà của người Nhật đã trở thành một
nghi thức chính thống của một tôn giáo gọi là Trà Đạo, hình thành từ thời kỳ Mạc
Phủ Tướng Quân ở thế kỷ thứ XV. Những trà đồ trước khi bước vào trà thất đã tự
mình rũ bỏ hết cái thế giới ồn ào bon chen, nhập vào sự tĩnh lặng của tâm hồn,
quên hết kể cả cái ta phiền toái đáng phiền.
- Cho đến thế kỷ 19 mà Trung Hoa vẫn còn là nơi độc
quyền sản xuất trà bán ra khắp toàn thế giới. Thuở ấy người ta chỉ mới biết mua
trà về pha chế thêm, mang bỏ vào hộp, đóng thùng dán lên các thứ nhãn hiệu rồi
đưa đi bán lại mà thôi. Càng ngày thấy nhu cầu càng tăng và nguồn lợi càng rõ
ràng vĩ đại, người ta nghĩ đến mang giống trà đi trồng ở các miền đất đai các xứ
khác mới đủ cung cấp cho cả thế giới.
Người Anh quốc là kẻ tiên phong đã biết dùng ngay đất
thuộc địa của mình, tức là xứ Ấn Độ thời ấy, làm nơi trồng trọt và sản xuất
trà, thay vì phải mua từ người Trung Hoa. Họ đã lấy giống trà từ Trung Hoa, đón
một số chuyên viên Trung Hoa trong ngành trồng tỉa cũng như pha chế, đưa những
người nầy sang Ấn Độ để dạy cách thức trồng trọt pha chế cho dân địa phương, và
họ đã thành công.
Ngoài ra còn những vùng mà cây trà được trời ban cho
cũng mọc lên tự nhiên và hợp khí hậu không kém trà của Trung Hoa đó là những
vùng như Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai, Lào, Miên.
(Còn tiếp nhiều kỳ)
Nguyên
Lạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét