Trước khi vào phần chính của bài viết, tác giả xin được sơ lược vài điều về thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật; chỉ sơ lược để độc giả tham khảo, để đẫn đến phần chủ yếu của bài viết. Có gì xin bỏ quá cho.
SƠ LƯỢC VỀ THƠ TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT
1. Thế nào là Tứ Tuyệt Đường Luật
Theo Dương Quảng Hàm thì tứ 四 là bốn, tuyệt 絕 là đứt,
Tên gọi Tứ Tuyệt là vì thể này ngắt bảng vần luật Bát Cú Đường Luật (tám câu) ra rồi lấy bốn (tứ) câu, mà hình thành bảng vần luật Tứ Tuyệt Đường Luật.
2. Các cách ngắt câu làm thành thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật
Theo cách hiểu Tứ Tuyệt này thì ta có một số cách ngắt lấy bốn câu của một bảng vần luật Bát Cú để thành một bảng vần luật Tứ Tuyệt sau đây (theo niêm luật của một bài Bát Cú).
Có nhiều cách ngắt nên cũng có nhiều cách làm thơ Tứ Tuyệt Đường Luật:
– Ngắt lấy 4 câu trên hoặc 4 câu dưới
– Ngắt lấy 4 câu giữa
– Ngắt lấy hai câu 1-2 với hai câu 5-6
– Ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối
Cách “ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối” thành ra bài thơ Tứ Tuyệt 3 vần, cả 4 câu không đối. Cách này nhiều người sử dụng nhất, từ xưa cho đến nay. Ta thử xét thêm:
– Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật, Luật Trắc Vần Bằng:
2. Các cách ngắt câu làm thành thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật
Có nhiều cách ngắt nên cũng có nhiều cách làm thơ Tứ Tuyệt Đường Luật:
– Ngắt lấy 4 câu trên hoặc 4 câu dưới
Cách “ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối” thành ra bài thơ Tứ Tuyệt 3 vần, cả 4 câu không đối. Cách này nhiều người sử dụng nhất, từ xưa cho đến nay. Ta thử xét thêm:
– Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật, Luật Trắc Vần Bằng:
T – T – B – B – T – T – B (vần)B – B – T – T – T – B – B (vần)B – B – T – T – B – B – TT – T – B – B – T – T – B (vần)
Thí dụ:
Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằmTrông chừng bến cũ biệt mù tăm…!Cảm thương chiếc lá bay theo gióRiêng nhớ tình xưa ghé đến thăm.(Tình xưa – Quách Tấn)
Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật, luật Bằng Vần Bằng:
B – B – T – T – T – B – B (vần)T – T – B – B – T – T – B (vần)T – T- B – B – B – T – TB – B – T – T – T – B – B (vần)
Thí dụ:
Đêm nghe tiếng gió nhớ miên manMộng ước tình ta đã lụn tànThánh thót hiên ngoài mưa rả ríchMi buồn lệ ứa mãi không tan(Hoàng Thứ Lang)
– Theo sự phát triển, thơ Đường Luật về sau được sử dụng rộng rãi hơn ở dạng Biến Thể: đơn giản hơn một chút về luật B – T. Người ta thường quy định với nhau: “Nhất, Tam, Ngũ bất luận; Nhị, Tứ, Lục phân minh”: Tức là chỉ chú trọng luật B – T ở các chữ thứ 2, 4, 6 và 7 (vần); các chữ 1, 3, 5 sao cũng được.
– Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ Thất Ngôn Bát Cú.
Thơ tứ tuyệt bàn ở đây theo nghĩa phóng khoáng hơn: Tứ vẫn là bốn nhưng “tuyệt” chỉ có nghĩa là dứt, chấm dứt, không thêm nữa.
(Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức giải thích thêm như vầy: “Tuyệt là cắt, là dứt nhưng là dứt câu, dừng bút để trọn một ý bài thơ, sau khi viết câu thơ thứ tư. Bởi vì một câu chưa thành thơ, hai câu mới thành một vế đối liên, ít nhất bốn câu mới có vần, khi đó mới thành bài thơ”)
Ngày nay, cách hiểu này được nhiều người chấp nhận hơn.
Vậy:
“Thơ tứ tuyệt là những bài thơ 4 câu – không giới hạn số chữ trong câu- diễn tả trọn vẹn những gì thi sĩ muốn nói”
2. Cách gieo vần
Trước khi vào phần bàn về thơ tứ tuyệt (phóng khoáng hơn, mới hơn) xin mời các bạn “lướt qua” vài cách gieo vần tiêu biểu:
– Gieo vần cách hàng hay vần chéo: Cross Rhymes:
Ví dụ 1:
Người xuống theo dòng trôi nước lũMàu sim màu móc núi sương mâySuối đá gập ghềnh hôm sớm tụKhói mù mịt thổi xuống đồi câyBùi Giáng
Ví dụ 2:
mắt, lệ dẫu thành sôngvẫn là ta khốn khóvẫn là ta héo mònchứ hay ho gì, nhỏ?Nguyễn Tất Nhiên
* Biến thể: Phóng khoáng hơn chỉ cần gieo vần cặp 2-4, không gieo vần cặp 1-3. Cách gieo vần này cũng thông dụng.
Ví dụ 3:
Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗQuên những người xuôi ngược Thái bình dươngNgười ở lại với bàn tay bạo chúaCọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dươngTuệ Sỹ
– Gieo vần ôm: Embrace rhymes:
Ví dụ 1:
Hoa bắt đầu rơi rớt giữa đường XuânCành cây đã sum suê lá đậmTháng ba đến với những ngày nắng ấmBỗng mùa Đông trở lại ! Rét nàng BânTế Hanh
* Biến thể: Chỉ gieo vần cặp câu 2-3, không gieo vần cặp 1-4. Cách này tương đối được dùng nhiều hơn.
Ví dụ 2:
tình mới lớn phải không em rất lạ?cách tập tành nào cũng ngượng như nhauthuở đầu đời chú bé ôm phaovà nhút nhát, dĩ nhiên ngộp nướcNguyễn Tất Nhiên
-Gieo vần ôm biến thể (Giống như gieo vần Tứ Tuyệt Đường Luật đã bàn trên)
Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
Ví dụ 1:
Hôm nay còn một nửa trăng thôiMột nửa trăng ai cắn mất rồi!Ta nhớ mình ta thương đứt ruột!Gió làm nên tội buổi chia phôi!Hàn Mặc Tử
3. Sơ lược cách gieo vần trong thơ lục bát:
Câu lục: *B *T *B(v)Câu bát: *B *T *B(v) *B
(B là thanh bằng; T là thanh trắc; * là tự do, sao cũng được; v: vần)
– Vần chân hay cước vận: Là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát. Ví dụ:
– Vần chân hay cước vận: Là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát. Ví dụ:
Một đời đuổi bóng bắt hìnhTóc sương mới ngộ ra mình ngu ngơ
Vần “inh” trong từ “hình” ở câu lục, vần “ơ” trong từ “ngơ” ở câu bát là các vần chân.
– Vần lưng hay yêu vận: Là vần ở giữa câu bát, thường là vần ở từ thứ 6, nếu vần rơi vào từ thứ 4 thì từ thứ 6 phải chuyển ngược thanh với từ thứ 4. Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
– Phong yêu (lưng ong): Trong một câu mà vần lưng và vần chân đều cùng một vần thì gọi là phong yêu. Cần tránh phong yêu vì đọc lên nghe không hay. Ví dụ:
Cả đêm thao thức bồn chồnRâm ran tiếng mõ dập dồn đầu thôn.
Vần ÔN (dồn) và ÔN (thôn) lỗi phong yêu.
– Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
4. Thiền sư Muju bàn về thơ tứ tuyệt
Để bàn về thơ tứ tuyệt, tôi xin giới thiệu những lời của thiền sư Muju (Nhật/Japan), chúng sẽ giải thích và minh họa hầu các bạn:
– Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau.
Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này:
“Hai cô con gái của một người bán lụa ở Kyoto,Cô chị hai mươi, cô em mười tám.Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta,Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.” [1]
THƠ HAY TỨ TUYỆT
1. Thơ Hay là thơ đọc qua liền nghe lòng mình thổn thức, thuộc và nhớ rất lâu; như người nữ đẹp (giai nhân), gặp qua một lần là suốt đời không quên.
Đọc một bài Tứ Tuyệt, muốn biết nó đáng được gọi là Thơ Hay hay không, thì phải thẩm xem câu thứ tư (câu kết) có mang lại cho ta bất ngờ tự nhiên, sảng khoái không? Nếu không thì hỏng.
2. Nét độc của bài Thơ Hay Tứ Tuyệt là phải đảm bảo được nguyên tắc “mạch kỵ lộ” của thi pháp thơ Đường: Nghĩa là mạch thơ tối kỵ bị để lộ ra. Nhà thơ phải cách nào để đến câu cuối (câu 4), điều mình muốn nói, muốn nhắn nhủ mới lộ ra; gây bất ngờ cho người đọc. Bất ngờ càng lớn, ngược lại được những đoán định, thì sức lay động sẽ càng mãnh liệt. Vì thế, câu cuối cùng thường là câu gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề của bài thơ. Những câu đầu dù nói nhiều điều, tả nhiều thứ vẫn chỉ là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu cuối.
3. Đề nghị cách làm thơ Tứ Tuyệt
Ta hãy thử phân tích bài thơ sau đây dựa theo hướng dẫn của thiền sư Muju.
Con sông Vàm Cỏ Tây trong vắt {1}Trong vắt như đôi mắt lá răm {2}Chiến trường trăm trận chưa hề bại {3}Mà chết vì em tuổi nguyệt rằm {4}(Phạm Hồng Ân)
Căn cứ vào những lời thiền sư Muju giảng giải trên, ta thấy:
{1} là phần khởi nhập{2} là phần chuyển tiếp của {1}{3} chuyển từ đề mục và bắt đầu ý mới{4} gồm ba câu trước lại với nhau đưa tới chủ ý.
Rõ ràng quá phải không các bạn! Các bạn làm thử đi, chắc phải tuyệt thôi!
4. Giới thiệu vài bài thơ tứ tuyệt hay:
4. Giới thiệu vài bài thơ tứ tuyệt hay:
Dựa vào những điều đã bàn trên, tôi xin giới thiệu vài bài thơ tứ tuyệt hay dưới đây. Xin nói trước, đây chỉ là cảm nhận chủ quan của người viết, có thể bạn không hoàn toàn đồng ý; đó là điều đương nhiên.
1.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiênGiang phong ngư hỏa đối sầu miênCô Tô thành ngoại Hàn San tựDạ bán chung thanh đáo khách thuyền [2](Phong Kiều dạ bạc - Trương Kế)
2.
Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung saDạ bạc Tần Hoài cận tửu giaThương nữ bất tri vong quốc hậnCách giang do xướng Hậu Đình Hoa [3](Bạc Tần Hoài - Đỗ Mục)
3.
Khứ niên kim nhật thử môn trung,Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.Nhân diện bất tri hà xứ khứ,Đào hoa y cựu tiếu đông phong. [4](Đề đô thành nam trang - Thôi Hộ)
4.
Một trà, một rượu, một đàn bàBa thức lăng nhăng nó quấy taChừa được thức nào hay thức nấy:– Họa chăng chừa rượu với chừa trà!
(Chừa rượu – Trần Tế Xương)
5.
Nhìn, em nhé, bên bờ kia gió thổiLá xanh vườn theo cỏ mượt ngân ngaTơ vi vút một đời thương nhớ tuổiCủa trăng rằm xuống dọ dẫm bên hoa(Bờ nước cũ – Bùi Giáng)
6.
Sương mai lịm khói tràGió lạnh vuốt tờ hoaNhè nhẹ tay nâng bútNghe lòng rộn âm ba
(Buổi Sáng Tập Viết Chữ Thảo – Tuệ Sỹ)
7.
Rồi mai huyệt lạnh anh vềRu nhau gió thổi bốn bề biển xưaTrăng tà đổ bóng cây thưaMộng trần gian đã hái vừa chưa em?(Tịch mạc – Nguyễn Đức Sơn)
8.
Hai mươi tuổi ta đi làm chiến sĩBước giày đinh lạng quạng một đời traiVừa đánh giặc vừa lừng khừng triết lýNhưng thằng này yêu nước chẳng thua ai(Cảm Khoái – Cao Tần)
9.
những tưởng học làm Vũ Hoàng Chươngnào hay uống rượu suốt đêm trườngem ơi rượu chẳng say người chếtđời vắng em rồi say nhớ thương!(Thơ say – Nguyễn Tất Nhiên)
10.
Từ hôm em bỏ theo chồngÁo trắng em cất áo hồng em mangChiều nay giở lại bàng hoàngMười năm áo cũ hoe vàng lệ xanh(Động hoa vàng – Phạm Thiên Thư)
11.
Rót trăm năm chén ngậm ngùiRót hiu hắt một nụ cười lệ phaiEm là ai? Em là ai?Hồn tôi chén rượu đã đầy lại vơi(Thơ buồn chảy một dòng trôi – Lê Văn Trung)
12.
Đêm nở trắng ngần bông thược dượcnhững cánh hoa đánh thức vầng trăngem về vạt áo sương mùa hạvàng đẫm trên vai một mảnh rằm(Thược Dược – Trần Mộng Tú)
…
Nhận xét các bài tứ tuyệt trên, ta thấy đúng theo giải thích của thiền sư Muju: “Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau”.
Các bạn thơ hãy thử làm xem sao!
LỜI KẾT
Xin được kết thúc bài viết này bằng bài thơ tứ tuyệt mà tôi đã làm theo những điều đã bàn trên:
Nhận xét các bài tứ tuyệt trên, ta thấy đúng theo giải thích của thiền sư Muju: “Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau”.
Các bạn thơ hãy thử làm xem sao!
LỜI KẾT
Xin được kết thúc bài viết này bằng bài thơ tứ tuyệt mà tôi đã làm theo những điều đã bàn trên:
Từ nay sương trắng nơi quê kháchTrăng lạnh trời kia rọi viễn phươngĐã biết ra đi rồi sẽ mấtCố hương có biết nỗi niềm thương?
Mong các bạn góp ý cho bài viết được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng.
Nguyên Lạc
……………………
[1] Thạch sa tập – Thiền sư Muju (bản dịch của Đỗ Đình Đồng – Góp nhặt cát đá)[2] Dịch thơ:Trăng tà, chiếc quạ kêu sương,Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.Thuyền ai đậu bến Cô Tô,Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.(Bản dịch: Tản Đà)[3] Dịch thơ:Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát;Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.Cô gái không hay buồn nước mất,Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa(Bản dịch: Trần Trọng San)[4] Dịch thơ:Cửa đây năm ngoái cũng ngày này,Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá,Hoa đào còn bỡn gió xuân đây.(Bản dịch: Nam Trân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét