Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoang-cam/
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoang-cam/
Những tư liệu riêng của tôi về Hoàng Cầm, tôi đã đưa cả vào bài chân dung: “Hoàng Cầm người và thơ”.
Giờ tôi chỉ chép lại hai câu chuyện Hoàng Cầm kể tôi nghe mà tôi chưa có dịp viết ra:
Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoàng Cầm lúc đó phụ trách đoàn văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị. Ông được giao tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng trong rừng Việt Bắc. Trong chương trình biểu diễn hôm ấy, Hoàng Cầm bố trí xen vào một tiết mục hát giao duyên quan họ.
Đang diễn thì ở một góc hội trường, bỗng có một đám bộ đội đứng dậy hô đả đảo. Chỉ huy đám bộ đội này là một sĩ quan nổi tiếng anh hùng lúc bấy giờ tên là Thái Dũng. Tây rất nể nhân vật này, gọi anh là Capitaine manchot (đại uý cụt tay). Thái Dũng hô lớn: “Trong quân đội không được hát hỏng trai gái nhảm nhí. Đi xuống!”.
Đám văn công sợ quá, vội hạ màn. May có Nguyễn Chí Thanh can thiệp. Ông nói đại ý: “Chúng ta chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhưng cũng vì những điệu hát này đây!”. Ông ra lệnh tiếp tục biểu diễn.
Nhưng các diễn viên mất hết tinh thần, không còn bụng dạ đâu mà diễn được nữa.
Chuyện này giải thích, trong chiến tranh, vì sao tình yêu trai gái bị coi là lãng mạn tiêu cực, một đề tài mà văn học hồi ấy phải kiêng kị.
Nhưng các diễn viên mất hết tinh thần, không còn bụng dạ đâu mà diễn được nữa.
Chuyện này giải thích, trong chiến tranh, vì sao tình yêu trai gái bị coi là lãng mạn tiêu cực, một đề tài mà văn học hồi ấy phải kiêng kị.
2. Tố Hữu ra lệnh bắt Trần Dần.
Hồi Hoàng Cầm cho in tập Giai phẩm mùa xuân, có đăng bài của Trần Dần, Tử Phác. Tố Hữu triệu tập mấy người đến họp: Hoàng Cầm, Văn Phác (phụ trách tổ chức Bộ Văn hoá), Chế Lan Viên… Tố Hữu cầm cuốn Giai phẩm mùa xuân, hỏi mọi người: “Các anh thấy tập sách này thế nào?”
Không ai dám trả lời, vì không đoán được ý Tố Hữu. Chế Lan Viên nhanh trí, đoán trúng ý thủ trưởng. Anh nói: “Cuốn sách đại phản động!”.
Tố Hữu hỏi Văn Phác: “Hiện nay chúng nó đang ở đâu?”. Văn Phác: “Thưa, các anh ấy đang đi thực tế ở Yên Viên”.
Tố Hữu lệnh – Hoàng Cầm nhớ đúng sáu tiếng: “Gọi nó về, bắt lấy nó!”
Thế là Văn Phác làm giấy tờ để bắt Trần Dần, Tử Phác.
Không ai dám trả lời, vì không đoán được ý Tố Hữu. Chế Lan Viên nhanh trí, đoán trúng ý thủ trưởng. Anh nói: “Cuốn sách đại phản động!”.
Tố Hữu hỏi Văn Phác: “Hiện nay chúng nó đang ở đâu?”. Văn Phác: “Thưa, các anh ấy đang đi thực tế ở Yên Viên”.
Tố Hữu lệnh – Hoàng Cầm nhớ đúng sáu tiếng: “Gọi nó về, bắt lấy nó!”
Và đây là lời kể của Trần Dần, Hoàng Cầm thuật lại:
Chiều hôm ấy có một cái xe ôtô nhà binh đến Yên Viên. Họ gọi Trần Dần, Tử Phác ra và lập tức bịt mắt. Trần Dần kịp thấy trên xe có lính mang súng, lưỡi lê tuốt trần.
Hoàng Cầm nói, Trần Dần là tay thần kinh rất vững. Anh ta bình tĩnh lắng nghe để đoán xem xe đi đâu. Qua một cái cầu dài. Thế là vào Hà Nội. Nhưng xe lại chạy tiếp khá lâu. Thế là đi quá Hà Nội. Đến một chỗ nào đấy, xe đỗ lại. Người ta dắt Trần Dần, Tử Phác đi xuống một địa điểm ở sâu dưới đất – vì cứ thấy xuống nhiều bậc, xuống mãi. Đến một độ sâu nào đấy, họ dừng lại và đẩy Trần Dần vào một căn hầm, đóng cửa lại. Trần Dần nghĩ bụng, chắc bị thủ tiêu. Thủ tiêu ở đây thì ai biết được? Coi như mất tích. Anh nghĩ phải tìm cách lên được mặt đất.
Sáng ra, thấy đây là một cái hầm đào sâu dưới đất. ánh sáng lọt xuống từ nóc hầm qua một ô cửa có chấn song, ở trên thoáng thấy có bóng một anh lính gác.
Trần Dần thấy trong hầm có một cái phản gỗ và một bình nước. Anh kéo cái phản ra chỗ ánh sáng từ trên nóc hầm rọi xuống, cởi áo ngoài, để phơi áo sơ mi trắng bên trong ra, lấy một cái mince lame trong túi, nằm ngửa trên phản, dùng lưỡi dao cạo cứa vào cổ cho máu phun ra ngực áo, rồi giẫy đạp ầm ĩ, cốt cho anh lính gác nghe thấy. Anh lính gác nhìn xuống thấy thế hoảng quá: Nó tự tử, phải đưa cấp cứu ngay ! Một lát sau, cửa hầm mở, người ta đưa Trần Dần đi cấp cứu ở một bệnh viện gần đó. Té ra là bệnh viện Hà Đông. Ở đây, Trần Dần may vớ được một người quen bèn viết mẩu giấy nhờ đưa đến Tổng cục chính trị nơi anh công tác. Nguyễn Chí Thanh lập tức đến bệnh viện và lệnh tha ngay cả Trần Dần và Tử Phác.
Hoàng Cầm rất phục Trần Dần. Thằng cha thần kinh rất vững. Hoàng Cầm cũng từng bị bắt giam. (ông nghe Hoàng Hưng, định đưa tập thơ Về Kinh Bắc sang Pháp in). Ông nói: “Tôi nhát lắm, mọi tội xin nhận hết (Hết hạn tù, người ta cho ra, còn xin ở lại viết kiểm thảo. Tô Hoài cho tôi biết thế). Sợ nhất là trong tù cứ thấy có tiếng phát ra đều đều không biết từ đâu: “Khai thật đi! Khai thật đi! Khai thật rồi về với vợ con!”.
Chuyện nghe khá sợ. Một hình thức khủng bố về tâm lý. Chẳng biết Hoàng Cầm có thêm thắt gì vào sự thật không. Nhưng quả là đáng sợ. Hoàng Cầm cũng hay tưởng tượng thêu dệt thêm ra nữa.
***
Ai nấy đều thấy, thế giới nghệ thuật của thơ Hoàng Cầm là Kinh Bắc thời xưa. Đó là quê hương của ông và cũng là quê hương nghệ thuật của ông, nơi hồn thơ ông thường lẩn quất đi về. Rời Kinh Bắc là Hoàng Cầm hết thơ. Mà phải là Kinh Bắc ngày xưa, Kinh Bắc của núi sông, đồng ruộng miền Bắc từ thời ỷ Lan nhiếp chính, từ thời nhà Lý mất ngôi, từ thời bà chúa Chè về với Trịnh Sâm, sau đó lưu lạc đi đâu về đâu không rõ, khi Trịnh Sâm qua đời, kiêu binh nổi dậy… Một quá khứ đau buồn. Một nỗi buồn vương giả. Cho nên Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm là một Kinh Bắc vàng son, diêm dúa, lấp lánh châu ngọc, là xiêm y xanh đỏ, là vũ đạo uốn éo, là tiếng hát cách điệu ý ới ý a… (Không phải ngẫu nhiên mà Kim Lân, Tô Hoài, Lê Đạt cho thơ Hoàng Cầm là vàng mã, trang kim). Nhưng mà buồn, là sự tàn tạ, là cõi xa xăm của lịch sử đau thương của những triều đại suy vong…
Một đặc điểm nữa cũng dễ thấy ở thơ Hoàng Cầm: nặng âm tính, nói rõ hơn là rất ướt át, rất “đĩ”. Ông thường cố tình lắp đi lắp lại những hình ảnh gợi dục: “môi trầu đờ đẫn”, “ngực yếm phập phồng”, “bầu vú lửa”, “vén xiêm”, “tốc xiêm”… Kim Lân khó chịu, cho là thưỡn thẹo, ưỡn ẹo, già mà tình tứ, dơ dáng…
Nhưng thơ Hoàng Cầm chỉ thật sự là thơ khi ông có cảm xúc chân thật, lời thơ tuôn trào theo bản năng tự nhiên, hồn nhiên. Hễ ông cố gò theo lý trí thì thơ chỉ có xác (xác Kinh Bắc và cả xác tình dục) chứ không có hồn. Nguyễn Đình Thi, Huy Cận cho thơ Hoàng Cầm là trò chơi chữ, là chủ nghĩa hình thức.
Đọc thơ Hoàng Cầm giống như tiêu tiền. Những đồng tiền lấp lánh ánh vàng ánh bạc. Nhưng lẫn vào tiền thật, có vô số tiền giả. Đúng thế, thơ Hoàng Cầm có vàng bạc thật, (tôi gọi là siêu thơ) và có không ít vàng bạc giả.
Láng Hạ, 7- 1 - 2008.
Nguyễn Đăng Mạnh
Nguyễn Đăng Mạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét